Văn nghị luận – Những ảnh hưởng thời tiết đến nước ta – Ngữ Văn 12

Văn nghị luận – Những ảnh hưởng thời tiết đến nước ta – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận ảnh hưởng của thời tiết đến nước ta

Đề bài

Mùa hè năm 2015, chúng ta đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài và nhiều hiện tượng thời tiết bất thưởng. Trái đất đang nóng dần lên. Biết bao hiểm hoạ khôn lường đối với nhân loại đang chờ phía trước. “Hãy cứu lấy trái đất của chúng ta!” – lời kêu gọi khẩn thiết ấy đã vang lên. Nhiều người nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề và trách nhiệm của bản thân. Nhưng ngược lại, không ít người lại thấy đó là chuyện quá to tát, xa xôi, không thuộc về trách nhiệm của cá nhân mình.

Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về hai thái độ trái ngược trên bằng một bài văn khoảng 600 chữ.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài có nội dung bàn về một vấn đề quan trọng hiện nay: những ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết bất thường đối với nước ta. Một học sinh bậc Trung học phổ thông, không thể không biết đến; càng không thể thờ ơ, thiếu suy nghĩ về vấn đề nóng bỏng đang được thông tin thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Nhận thức và thái độ của người viết phải được trình bày rõ ràng qua việc bàn luận về hai quan điểm đối nghịch trước lời kêu gọi khẩn thiết: Hãy cứu lấy trái đất của chúng ta! (cũng chính là sự báo động về những thảm hoạ đang hiện ra nhãn tiền ở Việt Nam).

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Hằng ngày, hằng giờ, chúng ta đang được báo động bởi những tin tức đáng lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường, về những hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường. Năm 2015, một đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất của mọi người trên khắp nước ta. Vì thiếu nước, ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ, hàng trăm ngàn héc-ta lúa ngay ở những vùng trước đây được xem là vựa lúa hoàn toàn mất trắng. Vì nắng hạn, cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ gần như bỏ đi. Thiếu nước, trâu bò, dê cừu của nông dân chết hàng loạt. Vì nắng nóng, số người già và trẻ em nhập viện tăng đột biến. Và ngay trong năm 2016 này, mới chỉ những tháng đầu năm, chúng ta lại tiếp tục được báo động bởi một hiện tượng còn đáng sợ hơn: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Lorig rơi vào tình trạng hạn hán dẫn đến xâm nhập mặn, không thể trồng lúa, hoa màu hoặc nuôi cá. Hiện đã có 13 tỉnh thông báo thiên tai hạn hán vĩ thiếu nước trầm trọng, không chỉ nước cho sản xuất, mà cả nước cho sinh hoạt của con người. Để mua một mét khối nước, người dân đã phải bỏ ra đến cả trăm ngàn đồng mà lúc bình thường, chỉ phải trả vài chục ngàn đồng.

Xem thêm:  Phân tích khổ 5 bài Tiếng hát con tàu
Loading…

– Những hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường xảy ra thường xuyên trên thế giới và ở nước ta như vậy đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trái đất đang nóng dần lên bỏi hiệu ứng nhà kính do việc thải khí C02 quá mức, và chính điều này đã làm mực nước biển tăng nhanh hơn dự kiến. Diện tích rừng giảm quá nhanh do bị chặt phá bừa bãi, việc khai thác nguồn nước ngầm thiếu khoa học… đã khiến các sông hồ cạn trơ đáy. Rác rưởi ngập ngụa, hoá chất dùng tràn lan làm cho môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề. Trái đất đang bị xâm hại bởi chính bàn tay con người. Hãy cứu lấy trái đất – lời kêu gọi khẩn thiết ấy đã vang lên từ diễn đàn các hội nghị quốc tế bàn về khí hậu, bàn về việc cắt giảm khí thải. Nó cũng được cất lên bởi những tổ chức bảo vệ môi trường, bởi các nhà khoa học, bởi nguyên thủ của nhiều quốc gia có trách nhiệm trên thế giới. Bản thân mỗi người chúng ta có thể làm được gì trước những mối đe dọa từ những thảm hoạ của thiên nhiên?

– Quan điểm cho đây là vấn đề nghiêm trọng mà mọi người phải quan tâm là quan điểm đúng đắn và tích cực. Nó nhắc chúng ta rằng, một hành động tuy nhỏ của mỗi người cũng góp phần vào việc giữ gìn môi trường sống. Không vứt rác bừa bãi, biết tắt những thiết bị điện khi không sử dụng, dùng nước sạch một cách hợp lí, hưởng ứng các phong trào như Giờ trái đất… nhũng việc cụ thể ấy của từng người là rất thiết thực. Hiệu quả việc làm của mỗi người thì nhỏ, nhưng gộp chung hành động của nhiều người trong một quốc gia và toàn nhân loại trên thế giới thì tác động của nó là rất đáng kể. Đặc biệt, ý thức của mỗi cá nhân sẽ có hiệu ứng lây lan tích cực đối vối cộng đồng, từ đó có thể hình thành những thói quen tốt trong việc bảo vệ trái đất – nơi cư trú duy nhất của chúng ta.

Xem thêm:  Nghị luận về câu nói: Thành công là một cuộc hành trình, không phải là đích đến

– Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, đừng quan trọng hoá vấn đề trước hiện tượng nắng nóng vừa rồi và đừng ảo tưởng về khả năng của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ quá to tát và nặng nề là cứu trái đất. Đối với những người có quan điểm như vậy, việc bảo vệ trái đất được xem là chuyện khó khăn, lớn lao, chỉ dành cho các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân có vai trò quan trọng. Những người bình thường hoàn toàn không có khả năng và cũng không phải chịu trách nhiệm gì về tình trạng biến đổi của tự nhiên, ô nhiễm của môi trường. Rõ ràng, đó là quan điểm lệch lạc, tiêu cực, tự biến mình thành kẻ thụ động, chỉ chờ vào thành quả của người khác, không quan tâm gì đến những hoạt động sôi nổi của cộng đồng. Nó sẽ tạo nên thói quen vô cảm, vô trách nhiệm. Một khi cá nhân không coi vấn đề bảo vệ môi trường sống là quan trọng, thì họ có thể làm bất cứ điều gì, và không bao giờ nghĩ đến hậu quả mà mình gây ra. Sự ảnh hưởng của họ đối với những người xung quanh luôn luôn theo chiều hướng xấu.

– Thái độ chung cần có của con người trong cuộc sống hôm nay: Phê phán nghiêm khắc quan niệm đánh giá thấp vai trò của cá nhân trong việc cứu trái đất, cứu môi trường sống chung, ủng hộ quan điểm ngược lại. Bằng thái độ dứt khoát đó, tìm cách tác động đến nhận thức của số đông. Tích cực dự phần vào những việc lớn của cộng đồng, quốc gia, nhân loại vói ý thức sâu sắc rằng, mọi cố gắng tốt đẹp của từng cá nhân con người, dù nhỏ bé, đều có ý nghĩa lớn lao.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của vợ chồng A Phủ – Tô Hoài.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *