Nghị luận xã hội về “Danh và thực”- Văn lớp 12

Nghị luận xã hội về “Danh và thực”- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về “Danh và thực”- Văn lớp 12

Bài làm

Trong cuộc sống xã hội Danh và thực là vấn đề muôn thủa thường gặp trong xã hội, được bàn luận và đề cập trong rất nhiều cuộc họp vì sự hám danh hám lợi của một số bộ phận con người trong cuộc sống.

Danh là gì? Đó chính là danh tiếng, địa vị xã hội mà một người nào đó đạt được sau những nỗ lực phấn đấu của mình. Nó chính là thành quả tốt đẹp, là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người sống trong xã hội hiện đại hôm nay

Thực là gì? Thực là những giá trị thực thế mà con người đó làm được, cố gắng được. Nó có thật sự như bên ngoài, như cái danh mà người đó đang mang hay không hay chỉ là “Hữu danh vô thực” tức là có danh nhưng không có thực tế.

Từ thời ông cha ta tới nay, danh luôn gắn liền với thực, không thể tách rời khỏi nhau. Nó như hai mảnh ghép hình luôn theo sát bên nhau tồn tại đồng hành cùng nhau. Trong chế độ phong kiến thì vấn đề danh thực có phần hơi bất công, thể hiện sự hời hợt trào lưu, mang tính hình thức là chủ yếu.

Giống như trong truyện ngắn “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng bà Phó Đoan được nhà nước phong danh hiệu “Tiết hạnh khả phong” vì có công chồng chết mà không tái giá, không đi bước nữa chính chuyên đoan trang, đức hạnh.

Xem thêm:  Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu

Nhưng trong thực tế thì bà Phó Đoan là người dâm ô, ham muốn nhục dục, xác thịt có nhiều mối quan hệ ngoài luồng không trong sáng, không xứng đáng với danh hiệu “Tiết hạnh khả phong” kia.

Loading…

Bằng những lời văn sâu sắc, châm biếm của mình Vũ Trọng Phụng đã vẽ lên một xã hội phong kiến thối nát, toàn những người hám danh, “Hữu danh vô thực” thể chọc cười, mỉa mai thiên hạ.

Trong xã hội nào thì con người cũng đều hướng tới công danh. Danh chính là quyền lực, địa vị xã hội của người đó. Nó chính là giá trị mà một con người đạt được sau những nỗ lực phấn đấu của mình. Những danh vị đó giúp con người tạo ra chỗ đứng riêng của họ trong xã hội, được nhiều người vị nể, kính phục, tôn trọng, noi gương. Là một con người ai cũng thích điều đó.

Thực chính là giá trị thực tế, sự nỗ lực phấn đấu để đạt được danh mà mỗi người mong muốn. Nó chính là mồ hôi công sức, là sự vượt khó mà con người trải qua để đạt được danh mà mình muốn.

Nếu như danh tiếng là mục tiêu, mục đích hướng đến, thì thực lại chính là kim chỉ nam, là con đường đi. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay có nhiều người háo danh, háo lợi nên sẵn sàng đi tắt đón đầu bằng nhiều thủ đoạn mánh khóe, bằng những lối chơi không đẹp, đi tắt.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ…

Để rồi khi họ đạt được cái danh mình muốn được vạn người tung hô nhưng thực chất họ chẳng có gì rỗng tuếch bên trong, gây ra danh ảo.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng danh ảo này là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường cái gì cũng được đánh giá qua đồng tiền. Nên con người dễ bị tiền mua chuộc. Ví như một ông kia muốn lên chức nhưng không có bằng đại học thì không thể được xét duyệt thăng quan tiến chức. Ông ta bèn bỏ tiền mua bằng, rồi mua chuộc sự tín nhiệm của cấp trên để được cất nhắc thăng tiến trong công việc.

Ngoài ra, bệnh thành tích cũng làm cho xã hội của chúng ta chạy theo danh hão. Mỗi một đơn vị khi họp tổng kết năm, báo cáo lên cơ quan cấp trên, lên chính phủ đều muốn cơ quan mình thành thích tốt, hoạt động tốt, ai cũng là cá nhân ưu tú, tiên tiến cả. Nhưng thực chất trong tập thể không phải ai cũng hoàn hảo để tốt hết cả.

Họ chạy theo bệnh thành tích “làm láo báo cáo hay” để được danh lợi mới được tuyên dương cất nhắc…Trong môi trường giáo dục bệnh thành tích càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Trường nào cũng có tỷ lệ học sinh trăm phần trăm khá giỏi, không có học sinh trung bình, hay yếu kém, điều này thật đáng nghi ngờ.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên của Nguyễn Tuân

Tuy nhiên, trong một xã hội hiện nay trong khi ai ai cũng chạy theo bệnh thành tích, hám danh thì việc người ta quên thực là điều dễ hiểu. Để giải quyết vấn đề này cần có nhiều thời gian hơn nữa, để làm thay đổi suy nghĩ của những con người trong xã hội. Để họ nhận thức được danh, phải đi với thực mới mang lại hiệu quả thật sự.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *