Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng- Văn lớp 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng- Văn lớp 12

Bài làm

Quang Dũng là một tác giả trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một họa sĩ, nhạc sĩ chính vì vậy trong thơ của Quang Dũng thường chứa đựng chất nhạc, chất họa làm cho mỗi câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn người nghe bởi những biện pháp nghệ thuật.

Bài thơ Tây Tiến làm bài thơ được viết trong chuyến đi của tác giả cùng binh đoàn qua những cánh rừng vùng Tây Bắc. Bài thơ đã phác họa thành công chân dung người lính bộ đội cụ Hồ vừa mộc mạc, giản dị, vừa anh hùng, bi tráng như một tượng đài sống mãi với thời gian.

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ của tác giả khi nhớ tới vùng núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, trữ tình, lãng mạn, cùng với binh đoàn Tây Tiến, trẻ trung yêu đời, lòng tràn đầy nhiệt huyết với con đường mà mình đã lựa chọn. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi

Loading…

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Tác giả gọi tên những dòng Sông Mã con sông nổi tiếng chảy qua nhiều tỉnh thành thuộc vùng Thanh Hóa. Sông Mã chính là con sông gắn liền với nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử của dân tộc, gắn liền với cuộc hành trình của binh đoàn Tây Tiến.

Tác giả vô cùng tinh tế khi gợi lên một nỗi nhớ “chơi vơi” tạo ra sự mênh mang trong câu thơ, thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng khó diễn tả bằng lời của tác giả.

Binh đoàn Tây Tiến như một người bạn thân thiết, gắn bó với tác giả lâu ngày nhưng nay phải chia xa, khiến cho tác giả cảm thấy như mình đang mất đi một người bạn thân thiết tri kỷ.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Tác giả Quang Dũng đã nhắc lại rất nhiều đại danh của vùng núi Tây Bắc như Mường lát, Sài Khao…Những địa danh gắn liền với những người lính chiến trong binh đoàn Tây Tiến, nhưng nơi tuy không phải quê hương nhưng lại chính là quê hương.

“Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Trong những câu thơ này thể hiện sự tinh tế, ngòi bút điêu luyện, tài hoa của tác giả Quang Dũng khi sử dụng nghệ thuật gieo vần, láy từ, phối thanh vô cùng tinh thế, khiến cho bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên vô cùng hoan sơ, đẹp hùng vĩ, nhưng cũng rất khắc nghiệt và dữ dội.

Xem thêm:  Hình ảnh nhân vật người chồng vũ phu trong Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu

Nghệ thuật đối lập giữa “lên” và “xuống” thể hiện những ngọn núi non trùng điệp, thể hiện sự vất vả mà binh đoàn Tây Tiến phải vượt qua.

Hình ảnh “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thể hiện sự gần gũi của tác giả, khi nhìn thấy những ngôi nhà người dân ở phía xa, mùi khói bếp trong cảnh núi rừng hùng vĩ, như những người thân thuộc đang nhóm bữa cơm chiều quây quần ấm áp bên gia đình.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Trong hai câu thơ này tác giả đã thể hiện sự ra đi của người lính một cách vô cùng nhẹ nhàng, không mang nặng tính anh hùng, mà thể hiện sự thanh thản tựa như một giấc ngủ mà thôi.

Dù người lính Tây Tiến ra đi nhưng vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu “Gục bên súng mũ” những người bạn thân thiết của người lính đó chính là chiếc mũ cối, chiếc súng trường, chiếc ba lô mang theo tư trang kỷ niệm của người lính.

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường hịch cọp trêu người”

Vùng Tây Bắc là vùng địa hình núi non hiểm trở, vẫn còn những cánh rừng hoang, rừng nguyên sinh nhiều thú dữ, như hổ, cọp, báo…Những người lính hành quân trong rừng đôi khi cũng gặp những con thú này. Chúng thường trêu đùa những người lính, nhưng không có gì làm cho những con người lòng tràn đầy nhiệt huyết kia phải run sợ.

Thiên nhiên càng hung dữ thử thách khắc nghiệt bao nhiêu thì người lính càng kiên cường, gan dạ, gai góc bấy nhiêu.

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Trên những chặng đường hành quân của mình người lính thường nhìn thấy những ngôi nhà dân, nơi có người đồng bào thân thân thương. Mùi khó bếp trong chiều muộn, làm cho người lính chợt nhói lên nỗi nhớ nhà nhớ quê hương, nơi xa. Nhìn cảnh khói bếp tác giả lại nhớ tới những mùa gạo cơm nếp đã qua. Những kỷ niệm quân dân gắn bó

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo từ bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhớ về Viên chăn xây hồn thơ”

Trong khổ thơ này những câu thơ chuyển sang một giai điệu hoàn toàn khác, không khí tươi vui với những kỷ niệm quân dân vô cùng nồng ấm, dịu dàng.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Những đêm lửa trại, những điệu múa sạp giữa người lính và những cô gái vùng núi sơn cước như tạo ra tình quân dân gắn bó thân thiết, một nhà chung vui.

Những người lính Tây Tiến ra đi chiến đấu bảo vệ quê hương khi tuổi đời chỉ mới đôi mươi còn rất trẻ, có người đã có người thương, nhưng có người chưa một lần nhớ nhung con gái. Chính vì vậy, những rung động trong trái tim người lính với những cô gái vùng dân bản thân thiện, thật thà là điều không thể tránh khỏi.

Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hào hùng ấy hình ảnh người lính hiện lên mộc mạc, giản dị nhưng không kém hào hùng, anh dũng

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm”

Hình ảnh người lính trong binh đoàn Tây Tiến hiện lên vô cùng chân thực, giản dị, không mọc tóc, bởi trong rừng những trận sốt rét, sự thiếu thốn trong vật chất thuốc men khiến cho mái tóc người lính thưa thớt dần, nên kiểu thời trang tóc chủ đạo của lính cụ Hồ là cắt ngắn ba phân, thậm chí là cạo trọc cho khỏi tốn thời gian cắt.

Những khó khăn vất vả trong đời lính chiến thì không gì có thể tả hết nhưng những người lính đều có trái tim lãng mạn, mơ mộng, đều là những người có lý tưởng sống rất tươi đẹp. Các anh ra đi vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì quê hương mà rời khỏi thủ đô “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Rồi những tối hành quân giữa rừng ngồi quây quần bên nhau các anh lại nhớ về những ngày con đi học, những cô gái Hà Nội áo trắng tinh khôi, những kỷ niệm học trò thửa đất nước con yên tiếng súng.

Tất cả đều gợi lên trong lòng người lính những kỷ niệm khó quên. Những kỷ niệm đẹp nhất của một trai trẻ.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Trong chiến tranh sự hy sinh của những người lính là không thể tránh khỏi, biết bao nhiêu tính mạng của người lính Việt Nam ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Biết bao người mẹ mất con, người vợ mất chồng để đất nước chúng ta được bình yên, tươi đẹp như hôm nay. Đó chính là nhờ công lao hy sinh to lớn của các anh

Những người lý với ước mơ, lý tưởng sống cao đẹp các anh ra đi chẳng tiếc đời trai. Các anh nằm xuống khi tuổi hai mươi vẫn đang vẫy gọi, trái tim còn đang ấm nóng những yêu thương của tuổi xuân xanh.

Xem thêm:  Phân tích đoạn cuối tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hai câu thơ này thể hiện sự xúc động thổn thức trong nhịp thơ của tác giả. Những người chiến sĩ anh dũng của chúng ta, ra đi nhẹ nhàng, ngủ sâu, một giấc ngủ ngàn thu.

Trong chiến tranh việc tiến hành chôn cất, khâm liệm các anh cũng được tiến hành rất đơn giản, bởi cuộc chiến còn chưa kết thúc, vẫn còn nhiều khó khăn đang chờ đợi chúng ta. Sự ra đi của các anh khiến cho đồng đội, người thân đau xót, ghi nhớ những công lao trời biển mà các anh đã hy sinh cống hiến cho tổ quốc, quê hương.

Hình ảnh con sông Mã quen thuộc như chú hổ dữ gầm thét, đau đớn khóc khúc nhạc của mình để tiễn đưa một người bạn, một người lính vừa trở về với đất mẹ thiêng liêng. Các anh ra đi như thế, nhẹ nhàng bình yên thể hiện sự thanh thản không bị lụy, nhưng sự ra đi của các anh chính là một tượng đài mãi mãi không bao giờ quên.

Bài thơ Tây Tiên của tác giả Quang Dũng được tác giả viết lại với tất cả sự nhớ nhung, yêu thương ngưỡng mộ, xen lẫn sự tự hào, tiếc nuối trong những vần thơ. Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nghệ thuật khác nhau làm tăng thêm tính biểu cảm, cảm xúc cho người đọc, thể hiện sự tinh tế của tác giả trong câu chữ.

Qua bài thơ Tây Tiến ta thêm biết ơn sự hy sinh của những người lính bộ đội cụ Hồ đã hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc tươi đẹp hôm nay.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *