Những nét chính của phong cách thơ Tố Hữu

Những nét chính của phong cách thơ Tố Hữu

Hướng dẫn

Những nét chính của phong cách thơ Tố Hữu

Tố Hữu là một nhà thơ chiến sĩ, ông được nhiều độc giả biết tới với lối thơ độc đáo nhưng dễ đi vào lòng người và đặc biệt hơn thơ ông chứa đựng lí tưởng cách mạng cao cả. Thơ ông mang một tiếng nói trữ tình mới; cái tôi cá thể hòa đồng với mọi người, do vậy Tố Hữu đã có một phong cách thơ rõ rệt: phong cách trữ tình — chính trị,

Qua những tác phẩm mà Tố Hữu để lại có một điều mà ta dễ dàng nhận ra đó chính là thơ ông biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Thứ nhất, Thơ ông được lấy cảm hứng từ đời sống chính trị của quê hương đất nước và đời sống của cách mạng. Nhưng không vì thế mà thơ ông trở nên cứng nhắc mà nó rất êm ái dễ nghe và dễ đi vào lòng người.

Tiếp đến phải kể tới thơ ông nhằm làm nổi bật các vấn đề về lí tưởng về cách mạng, đặc biệt là các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. ví dụ như sự kiện bộ chỉ huy chuyển căn cứ từ Việt Bắc về Hà Nội ngay lập tức Tố Hữu có bài thơ Việt Bắc. Qua đó thể hiện những tình cảm chân chất của người đi với người ở đã từng gắn bó máu thịt. Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân yêu nước, ân tình cách mạng. Tiêu biểu có các tác phẩm như Từ ấy, mẹ Tơm, Bác ơi…

Thơ Tố Hữu còn mang tính sử thi, nghĩa là thơ ông đề cập tới những vấn đề có tính toàn dân và có ý nghĩa lịch sử. Nó được thể hiện từTừ cái tôi – chiến sĩ đến cái tôi – công dân; tiến tới cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng trong đó có những bài thơ đạt được nhiều hưởng ứng của đông đảo độc giảnhư nhiều bài thơ trong tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa).

Trong các bài thơ thì nhân vật trữ tình trong thơ Tố hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: Anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt, v.v…và hầu hết cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử — dân tộc; số phận cá nhân hóa vào số phận dân tộc, cộng đồng.

Thơ ông mang một điệu riêng đó là chất giọng tâm tình. Có thể thấy trongcách xưng hô với đối tượng trò chuyện, tâm sự, kêu gọi như Bạn đời ơi, Anh vệ quốc quân ơi, Anh chị em ơi,

Hơn nữa thơ Tố Hữu còn mang đậm tính dân tộc, nó được thể hiện ở chỗ, Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ đặc biệt các thể thơ truyền thống: Thơ lục bát (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du), thơ hay chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!….).cùng với sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh, ví von truyền thống.

Có thể khẳng định rằng phong cách thơ Tố Hữu rất đa dạng không những kế thừa truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật mà sức thu hút của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà. Những bài thơ ông để lại có một ý nghĩa và giá tị lớn lao.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *