Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnu, Dít trong Rừng xà nu để làm sáng tỏ những con người kiên cường bất khuất của rừng núi Tây Nguyên
Hướng dẫn
Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnu, Dít trong Rừng xà nu để làm sáng tỏ những con người kiên cường bất khuất của rừng núi Tây Nguyên
Mỗi một người nghệ sĩ thường gắn kết tên mình lên những vùng đất, vùng văn hóa thẩm định nhất định. Nếu như nhà văn Nguyễn Thi chọn miền Nam để kết thân với mảnh đất con người kiên cường bộc trực thẳng thắn, Tô Hoài ngược lên Tây Bắc để nói về số phận những chàng trai cô gái bị chịu sự áp bức của thần quyền và cường quyền thì Nguyễn Trung Thành lại chọn mảnh đất tây Nguyên để làm sáng tỏ những con người kiên cường bất khuất của núi rừng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Chính mảnh đất này đã mang đến thành công cho tác phẩm rừng xà nu của ông. Cùng với những hình ảnh thiên nhiên nơi Tây Nguyên hùng vĩ ta còn thấy được những con người anh hùng như cụ mết, Tnú, Dít kiên cường bất khuất.
Trước hết ta thấy được sự kiên cường bất khuất trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ là một đức tính chung của cả ba nhân vật cụ Mết, Tnú và Dít. Cả ba nhân vật đều là những thế hệ của dân làng xô Man Tây Nguyên. Họ là những đại diện cho từng thế hệ con người tây Nguyên. Và chính vì thế mà ta thấy được con người Tây Nguyên ở thế hệ nào cũng kiên cường bất khuất. Điểm chung thứ hai mà cả ba người có đó là thấm nhuần lý tưởng cách mạng bụng sạch như nước suối làng và sẵn sàng đứng lên đấu tranh để chống lại bọn cướp nước.
Có thể nói kiên cường bất khuất chính là điểm chung lớn nhất khi nói về nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế nhưng ba nhân vật lại có ba cách thể hiện sự kiên cường ấy.
Đầu tiên là nhân vật cụ Mết. Cụ là một già trong làng, tuy sức đứng tuổi thế nhưng cụ vẫn rất khỏe mạnh. Ai tốt lắm thì cũng chỉ khen là được chứ không bao giờ cụ khen giỏi cả. Cụ Mết luôn luôn nêu gương những người đi trước để cho những người đi sau noi theo. Cụ thể là cụ thường kể về chuyện của Tnú để cho những thế hệ mai sau thấy được những mất mát đau thương mà dân tộc Tây Nguyên đang phải gánh chịu. Và nhiệm vụ của những ngươi đi sau phải trả thù cho dân tộc. Có thể nói cụ Mết giống như một cây xà nu già trong rừng xà nu lớn ấy. vai trò của cụ rất lớn đó là xác định con đường đi cho cả dân làng chỉ đạo họ đi theo con đường cách mạng. Sự kiên cường được thể hiện là khi cụ chứng kiến cảnh Mai bị đánh đập dã man nhưng cụ vẫn tỉnh táo để khuyên Tnú không mắc bẫy. Khi Tnú mắc bẫy của bọn chúng cụ Mết nhanh nhẹn đi gọi dân làng đồng khởi đánh cho bọn giặc tan tác. Đó chính là sự kiên cường bất khuất của một già làng. Cụ Mết tuy đã có tuổi nhưng vẫn còn dẻo dai và nhanh nhẹn. Cuộc chiến ác liệt ấy đã khiến cho cụ phải khỏe hơn so với tuổi của mình. Đặc biệt chính cụ mết là nhân vật mà nhà văn đã giao trọng trách thể hiện lý tưởng cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo”. Đó là một chân lý lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực cách mạng.
Đến với Tnú chúng ta lại cảm nhận được một sự kiên cường bất khuất của một người trưởng thành, một thanh niên trẻ đầy sức khỏe và nhiệt huyết.
Ngay từ bé Tnú đã tỏ ra là một người rất gan dạ kiên cường. Sau cái chết của bà Nhan anh Sút vì tiếp tế cho cán bộ trong rừng Tnú vẫn không hề sợ.
Tnú còn xung phong để đi tiếp tế cho cán bộ trong rừng. Tnú rất gan dạ và thông minh ở chỗ, anh không tìm những đường đi cũ để đi mà thường vạch rừng mà đi, lội ngược suối mà đến. Chính vì thế mà việc tiếp tê được thuận lợi. Tuy nhiên có một lần anh bị bọn giặc bắt. Tnú không ngần ngại đã nuốt lấy lá thư vào bụng. Bon giặc hỏi cộng sản ở đâu. Tnú không ngại ngần mà chỉ vào bụng mình mà nói “cộng sản ở đây này”mặc cho sau đó có biết bao nhiêu vết chém ngang doc trên lưng mình. Điều đo chẳng phải gan dạ bất khuất kiên cường thì là gì?. Sự kiên cường gan dạ còn được thể hiện ở việc học chữ, học mãi không nhớ Tnú dám lấy đá để đập vào đầu mình. Và anh vẫn nuôi quyết tâm học thuộc chữ để trở thành cán bôn Đảng.
Đến khi lớn lên và có gia đinh anh vẫn hoạt động cách mạng hăng say. Thế nhưng bọn địch lợi dụng vợ con anh để ép anh mắc mưu chúng. Vợ con anh bị chúng đánh chết, Tnú chứng kiến cảnh ấy biết rằng ra sẽ chỉ có con đường chết nhưng vì thương vợ con anh vẫn lao ra với sự kiên cường và tình yêu thương che chở. Cho đến khi bị bắt bị tẩm nhựa xà nu đốt trên mười đầu ngón tay. Khi ấy nhựa xà nu bắt nhanh khiến cho Tnú mười đầu ngón tay của Tnú trở thành mười ngọn đuốc thế nhưng anh lại không hề kêu lên một tiếng nào. Anh nói là một người cộng sản thì không được kêu. Nỗi đau đớn ấy Tnú quyết giữ ở trong lòng và khi được giải thoát anh gầm lên như một con hổ rừng khiến cho lũ giặc phải sợ hãi.
Sau này Tnú vẫn tiếp tục cách mạng với mười ngón tay cụt đầu đó. Bàn tay ấy vẫn có thể cầm được súng và giết chết chính tên Dục đã giết chết vợ con của anh. Và bàn tay ấy đã lập nên biết bao nhiêu chiến công hiển hách. Có thể nói Tnú là một thanh niên trưởng thành cho nên sự kiên cường bất khuất của anh được thể hiện dữ dội quyết liệt hơn cụ mết.
Còn với Dít em gái của Mai. Cô đại diện cho những thế hệ sau Tnú. Ngay từ khi còn nhỏ Dít cũng nhận nhiệm vụ tiếp tế cho cán bộ trong rừng. Người Dít bé cho nên cô thường men theo những ống nước để lẩn vào trong rừng một cách an toàn. Thế nhưng cô cũng gặp một tình huống như Tnú. Cô bị bọn giắc bắt và tra tấn. Chúng trói cô vào và liên tục nã súng vào để làm hoảng loạn tinh thần của cô. Ban đầu Dít sợ hãi khóc lóc nhưng sau đó dường như con bé đã tức giận và trơ lì ra. Dít nhìn thẳng vào kẻ thù với ánh mắt căm thù mặc cho những tiếng súng ghê rợn bên cạnh mình. Với một bé gái thì đó quả là một sự kiên cường bất khuất. Và khi lớn lên cô tiếp tục hoạt động cách mạng để gìn giữ ngôi làng của mình.
Như vậy những hành động và hoàn cảnh mà cả ba nhân vật gặp phải đã chứng minh được sự kiên cường và bất khuất của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Không phân biệt tuổi tác hay giới tính hễ là người Tây Nguyên thì đều kiên cường bất khuất như thế. Và chính sự kiên cường bất khuất ấy đã đem lại thắng lợi cho đồng bào Tây Nguyên.
Theo Hocsinhgioi.com