Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài Tây Tiến
Hướng dẫn
Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài Tây Tiến
Nếu kể tên mười tác giả tiêu biểu và xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp thì có lẽ chúng ta không kể đến tên nhà thơ Quang Dũng nhưng nếu kể tên mười tác phẩm tiêu biểu nhất thời kì này thì ta không thể không kể đến Tây Tiến của ông. Sức sống của bài thơ được khẳng định qua năm tháng. Đến với Tây Tiến ta không chỉ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hiểm trở của núi rừng, sự bất khuất hi sinh của người chiến sĩ mà ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài thơ này.
Nhà thơ Quang Dũng đứng ở Phù Lưu Chanh mà chạnh lòng nhớ đồng đội mình, Nỗi nhớ ấy không thể giữ nguyên trong lòng mà nhà thơ cũng chẳng biết chia sẻ cùng với ai vì thế con nên nhà thơ dùng hết tài hoa của mình để cất lên thành nỗi nhớ. Đoạn thơ đầu nhà thơ tập trung nói về nỗi nhớ Tây Tiến ấy và cảnh núi trừng hoang sơ, hùng vĩ hiểm trở. Người lính hiện lên với nét đẹp bất khuất kiên cường:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
……
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Thế nhưng đến với cảnh và con người nơi miền Tây này chúng ta không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh của núi rừng hoang sơ hiểm trở mà chúng ta còn có thể say đắm với những cảnh đẹp thơ mông và ngây ngất trong tình quân dân. Đây chính là đoạn thơ thể hiện rõ nhất sự lãng mạn trong cảnh đẹp và con người miền Tây.
Trước hết là vẻ đẹp thơ mông trong con người miền Tây. Những chiến sĩ Tây Tiến sau khi trải qua gian nan khó khăn của núi rừng hiểm trở thì lại về với tình quân dân ấm áp thân thương:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Những người miền Tây không chỉ ấm áp đùm bọc lấy những chiến sĩ Tây Tiến, nấu cơm cho họ ăn hay giúp đỡ họ trong chiến đấu mà những con người thân thiện nơi đây còn tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ để đón tiếp những người chiến sĩ Hà Thành. Đêm liên hoan ấy không diễn ra ở những nơi sang trọng quyền quý, tại các thành lầu mà nó diễn ra ngay chính núi rừng nơi đây. Động từ “bừng” thể hiện một vẻ đẹp lãng mạn như thắp sáng cả núi rừng. Sự “bừng” ấy còn thắp sáng cả những trái tim mộng mơ của những chàng trai trẻ tuổi. Đó không chỉ là ánh sáng của hội đuốc hoa mà nó là ánh sáng trong lòng con người nữa. Nói cách khác thì hội đuốc hoa kia đã thắp sáng tình quân dân thắm thiết gắn bó keo sơn. Khi cái “bừng” của hội đuốc hoa vừa mới khiến cho những người chiến sĩ ngạc nhiên thích thú thì “kìa” lại một sự ngạc nhiên nữa diễn ra. Những cô gái miền Tây xiêm áo từ bao giờ mà khi khèn lên điệu nhạc nàng lại e ấp trong thật đáng yêu. Người con gái Viên Chăn ngại ngùng trong điệu nhạc với một vẻ đẹp thật sự thơ mộng biết bao. Điều đó khiến cho những người chiến sĩ thấy ngạc nhiên và thích thú. Có thể nói cô gái chính là trung tâm của lễ hội, là linh hồn của vẻ đẹp xứ lạ. Cảnh tượng ấy, không khí ấy, âm nhạc ấy và những con người ấy khiến cho nhà thơ như muốn xây lên những hồn thơ về mảnh đất này. Cảm xúc như được thăng hoa và chắp cánh bay cao. Qủa thật hồn thơ Quang Dũng vô cùng hào hoa và lãng mạn.
Như vậy có thể thấy con người miền Tây hiện lên với nét thơ mộng trong hình ảnh hội đuốc hoa với những cô gái xiêm áo lụa là ngại ngùng e thẹn khi điệu man cất lên.
Con người thơ mộng, cảnh cũng thơ mộng. Hình ảnh cảnh vật trong sự chia li với những chiến sĩ Tây Tiến đã toát lên một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Cuộc vui nào cũng phải trải qua thời khắc chia tay. Hội đuốc hoa kết thúc những em gái Viên Chăn trở về thì người chiến sĩ cũng phải lên đường làm nhiệm vụ. Không chỉ con người nhớ thương mà đến cảnh vật cũng như có hồn níu lấy chân những người chiến sĩ mà không muốn buông ra. Cảnh chia tay không diễn ra khi bình minh lên mà tác giả chọn khung cảnh buổi chiều sương. Ở núi rừng này thì ban chiều lại đổ sương như khi mới sáng sớm. Cái không gian huyền ảo thực mà như mơ ấy khiến cho buổi chia tay có phần quyến luyến hơn. Giot sương hay giọt nước mắt buồn. Điệp từ “có” như nhấn mạnh vào câu hỏi của người miền tây dành cho những chiến sĩ. Điều đó khẳng đinh tình cảm mà họ dành cho Tây Tiến là rất lớn. Hồn lau cũng như nẻo bến bờ, chiếc thuyền độc mộc cũng tiễn người đi xa. Không những thế dưới dòng nước lũ kia hoa như đong đưa vẫy chào người chiến sĩ. Hoa ở đây tượng trưng ẩn dụ cho người con gái miến Tây xót xa yếu đuối khi phải chia tay những chàng lính Hà Thành. Ta thấy cảnh như có hồn có tâm trạng. Cũng không muốn người chiến sĩ ra đi. Đó chính là nét thơ mộng của cảnh vật nơi đây. Nó mang một màu huyền thoại cổ tích của sương núi rừng. Và có lẽ phải là người yêu thiên nhiên nơi đây lắm thì Quang Dũng mới có thể miêu tả bức tranh có hồn đến thế được.
Nói tóm lại đến với Tây Tiến chúng ta không chỉ đến với cảnh núi rừng hoang sơ hiểm trở mà chúng ta còn đến với hình ảnh thơ mộng của núi rừng. Con người miền Tây không những là hậu phương vững chắc của bộ đội mà còn là những người mang đến tình quân dân ấm áp. Họ thơ mộng trong sự yêu đời yêu cuộc sống, yêu con người của mình. Quang Dũng quả thật đã chứng minh được sự tài ba hào hoa của mình trong bài thơ này.
Theo Hocsinhgioi.com