Phân tích hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12
Bài làm
Mảnh đất Tây Nguyên vốn là mảnh đất hùng vĩ, với những con người nổi tiếng gan dạ, anh hùng, nồng nàn tình yêu quê hương đất nước, chống giặc ngoại xâm, nuôi giấu bộ đội, các chiến sĩ cách mạng. Mảnh đất này đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà văn nhà thơ, mang lại nhiều tác phẩm hay cho nền văn học Việt Nam
Truyện ngắn “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành là một kiệt tác xây dựng thành công hình tượng cánh rừng xà nu kiên cường gai góc, trong bọm đạn, giống như những con người dân làng Xô Man anh dũng, hiên ngang trước kẻ thù.
Đọc tác phẩm Rừng xà nu người đọc cảm nhận được những nhân vật như cụ Mết, T Nú, Mai, bé Heng là những con người đại diện cho các thế hệ dân làng Xô Man kiên cường anh dũng, làm nên tính sử thi, anh hùng cho truyện ngắn.
Chính hình tượng rừng xà nu đã tạo nên vẻ đẹp anh hùng, bi tráng, đậm chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về dân làng Xô Man bất khuất, thủy chung trong kháng chiến.
Hình tượng cánh rừng xà nu là hình tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, qua hình tượng này người đọc cảm nhận được sức sống kiên cường, dẻo dai của cánh rừng xà nu, cũng nhưng những con người của vùng núi rừng Tây Nguyên kham khổ nhưng dẻo dai này. Không phải là vô tình khi tác giả đã miêu tả rất chi tiết, cụ thể hình ảnh cánh rừng xà nu trong bon đạn, giàu chất thơ, lãng mạn trữ tình như vậy.
Trong truyện ngắn Rừng xà nu rất nhiều lần tác giả Nguyễn Trung Thành đã nhắc tới hình ảnh cánh rừng xà nu, thân xà nu, nhựa xà nu trong tác phẩm của mình. Cây xa nu chính là hình ảnh ẩn dụ của dân làng Xô Man nên những vui buồn của dân làng đều được gắn liền với loại cây thân thuộc, này.
Cuộc đời anh chàng T Nú là một người anh hùng đại diện tiêu biểu cho dân làng Xô Man. T Nú cũng như một cây xà nu trưởng thành kiên cường đang tràn đầy nhiệt huyết sinh lực vậy.
Mỗi biến động của cuộc đời mình T Nú đều gắn liền với cây xà nu. Ngay cả lúc bị giặc bắt rồi chúng tẩm nhựa xà nu vào tay anh châm lửa đốt. Hai bàn tay T Nú sáng rực như hai ngọn đuốc thì hình ảnh cây xà nu cũng vẫn gắn liền với nhân vật này.
Bất chấp tất cả, bất chấp mưa bom, đạn nổ của giặc cánh rừng xà nu vẫn hiên ngang, kiên cường xanh tốt, vẫn tồn tại vượt thời gian. Cây to ngã xuống thì cây con lại mọc lên tầng tầng, lớp lớp xanh bạt ngàn mê mải. Như hình ảnh dân làng Xô Man kiên cường thủy chung, khi người này mất đi sẽ có người khác thay thế họ cùng nhau đứng dậy để chống lại kẻ thù.
Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đạn chất hùng ca, bi tráng thể hiện một câu chuyện mang tính sử thi, với hình ảnh hàng vạn cây xà nu hiên ngang, sinh sôi nảy nở, dù mưa gió, bom đạn vẫn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng. Cánh rừng xà nu nhìn tới hết tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những đồi xà nu chạy nối tiếp nhau tới tận chân trời.
Cây xà nu là biểu tượng của dân làng Xô Man trong chiến đấu, người ta kiên cường chiến đấu từ người già như cụ Mết, T Nú, Mai, Dít, tới trẻ nhỏ như bé Heng…Tất cả cùng nhau đoàn kết tạo thành một tập thể vững mạnh, anh dũng, kiên cường trong kháng chiến.
Khi người này hy sinh thì người khác lại thay thế, mãi mãi không bao giờ hết. Chính tinh thần quả cảm đó mà dân tộc Việt Nam chúng ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà.
Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người dân làng Xô Man. Cây xà nu không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu và cuối tác phẩm mà xuất hiện rải rác trong suốt truyện ngắn.
Xà nu không chỉ là một cây bình thường mà còn có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân làng. Chính ngọn lửa của cây xà nu đã nhóm lên trong lòng người dân những ngọn đuốc yêu nước sáng bừng không bao giờ tắt.
Trong những câu chuyện mà cụ Mết thường kể cho con cháu nghe thể hiện tính anh hùng ca, dưới ánh lửa của cây xà nu cụ Mết thường ngồi bên bếp lửa kể cho thế hệ trẻ, nghe những thành tích anh dũng, những câu chuyện về tinh thần anh dũng quả cảm của những người con dân làng Xô Man.
Hình ảnh cây xà nu gắn liền với lịch sử anh hùng, hiện tại kiên cường, gắn bó với mọi sinh hoạt đời sống của người dân vùng núi Tây Nguyên, khiến cho truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành càng mang màu sắc huyền thoại của sử thi Đam San một thủa dựng nước.
Hình ảnh cây xà nu kiên cường là màu sắc chủ đạo cho toàn tác phẩm. Cây xà nu chính là biểu tượng của niềm tin hy vọng của sự sống trong tác phẩm này. Đó chính là một sự độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành, chính sự sáng tạo này của tác giả đã mang lại sức sống mới cho cây xà nu, mang lại sự thành công cho tác phẩm
Thông qua tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.