Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12

Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12

Bài làm

Tác giả Nguyễn Trung Thành là một nhà văn viết gắn liền với người dân vùng Tây Nguyên, trong mỗi tác phẩm của mình ông đều thể hiện đậm chất sử thi của mình và thể hiện được sự nhân văn cao cả.

Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm có quy mô to lớn, thể hiện được sự kiên cường của những người dân làng Xô Man vùng Tây Nguyên đầy khí chất anh hùng, kiên cường, trong thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc.

Văn chương sử thi là thể loại văn chương thể hiện tính tự sự cao, thể hiện tính trường ca của tác phẩm có quy mô hoành tráng, ngợi ca tính anh dũng của những người dân kiên cường đánh giặc, căm thù giặc sâu sắc, tiêu biểu cho phẩm chất và ước vọng của cả cộng đồng, dân làng đó.

Trong mỗi tác phẩm sử thi có tính đặc trưng về ngôn ngữ giọng điệu, cảm hứng chủ đạo của những tác phẩm, thể hiện những giá trị mang tính trường ca rõ rệt.

Trong tác phẩm “Rừng xà nu” tính sử thi thể hiện ở việc nhà văn xây dựng được những sự kiện có tính chất gắn liền với làng bản, cộng đồng cao, sự đoàn kết không chỉ cá nhân riêng lẻ. Những câu chuyện gắn liền với cả vùng quê Tây Nguyên chứ không phải chỉ gắn liền với một bản nhỏ riêng biệt.

Truyện ngắn thể hiện tính anh hùng, kiên cường của người dân làng Xô Man, khi giặc Mỹ đánh phá tới đâu thì người dân càng kiên cường tới đó, không để cho chúng có cơ hội chèn ép người dân, hay là nhụt đi ý chí chiến đấu.

Dân làng Xô Man là một dân làng yêu nước căm thù giặc sâu sắc, từ những em bé cho tới những cụ già như cụ Mết, T Nú hay Mai, tất cả đều là những anh hùng kháng chiến có tư tưởng yêu nước căm thù giặc sâu sắc.

Nguyễn Trung Thành đã thành công khi mang tới tính cộng đồng rất cao cho tác phẩm “Rừng xà nu” còn xây dựng một tập thể những người dân anh hùng đoàn kết, kiên cường với tinh thần chiến đấu cao ngút ngàn trong tác phẩm của mình.

Tính sư thi còn được thể hiện qua việc tác giả miêu tả chi tiết những sự kiện, những việc đã xảy ra trong dân làng, những vị già làng trưởng bản đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những sự kiện đó khiến người đọc phải ngưỡng mộ.

Trong tác phẩm nhà văn Nguyễn Trung thành đã tập trung để miêu tả những tình tiết có tính chọn lọc nhất thể hiện là nổi bật khí phách anh hùng, của mỗi người dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Lãnh đạo dân làng người được toàn thể người dân tôn kính chính là cụ Mết. Cụ Mết được xem như già làng trưởng bản. Cụ Mết có tiếng nói ồ ồ, vang động, có uy lực dũng mãnh qua mỗi câu nói của mình. Cụ chính là người đã truyền lửa cho T Nú cho dân làng trong cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước này.

Câu chuyện của cụ Mết về cuộc đời nhân vật T Nu không chỉ là một cuộc đời riêng lẻ mà còn là câu chuyện của cả một dân làng, một dân tộc Việt Nam. Nó là câu chuyện đã nhuốm màu thời gian, có giá trị lịch sử mang tính huyền thoại riêng của nó. Như chính câu chuyện của cả dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.

T Nú là một thanh niên yêu nước, căm thù giặc. Cuộc đời T Nú gắn liền với những đau đớn mất khi cha mẹ anh đều chết vì giặc giết, rồi anh thành trẻ mồ côi được cụ Mết và dân làng nuôi dưỡng. Từ nhỏ T Nú đã là thanh niên ưu tú, có tinh thần kiên cường quả cảm, thường xuyên dẫn bộ đội qua đường rừng núi, là thông tin, liên lạc viên.

T Nú trưởng thành anh dũng kiên cường tham gia hoạt động cách mạng anh kết hôn với Mai rồi hai người có một người con trai đầu lòng thành quả của tình yêu. Ngày T Nú đi chiến đấu bọn giặc tới nhà do sự chỉ điểm của tên tay sai Dục bắt mẹ con Mai đi tra tấn. T Nú đứng trong gốc cây nhìn cảnh vợ con bị tra tấn uất hận vô bờ, rồi Mai và đứa nhỏ bị giặc đánh chết. Sự căm hận tăng lên sục sôi T Nú xông ra và bị bắt

Bọn chúng tra tấn anh dã man đốt hai bàn tay anh khiến cả bàn tay mười ngón bị cụt chỉ còn hai. Nhưng nỗi đau thể xác không bằng nỗi đau tâm hồn T Nú càng bị mất mát càng đau thương anh càng căm thù giặc tới xương tủy càng trở nên kiên cường bất khuất.

Hình ảnh dân làng Xô Man gắn liền với hình ảnh rừng xà nu, những cây lớn ngã xuống thì lại có những cây con mọc lên không bao giờ chết. Sức sống tiềm tàng trong cánh rừng xà nu chính là sức sống mãnh liệt của những người dân làng Xô Man anh dũng không gì có thể giết chết nỗi hận trong lòng họ. Không gì có thể khiến họ từ bỏ giết giặc trả thù cho quê hương cho những người thân đã chết oan.

Chính yếu tố sử thi đã làm nên sự thành công cho tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, làm nên một tác phẩm về sự anh dũng quả cảm yêu nước của những người dân Tây Nguyên.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *