Phân tích hình tượng nhân vật Chiến và Việt để thấy được chủ nghĩa anh hùng cao đẹp trong sáng tác Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Hướng dẫn
Phân tích hình tượng nhân vật Chiến và Việt để thấy được chủ nghĩa anh hùng cao đẹp trong sáng tác Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
5 (100%) 1 đánh giá
Bài làm
Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Các tác phẩm của ông đều phản ánh chân thực cuộc sống của người dân Nam Bộ đồng thời ca ngợi những con người anh dũng chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc. Tiêu biểu trong số đó chính là truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình”. Đó là một tác phẩm hay, xoay quanh hai nhân vật chính là Chiến và Việt. Chủ nghĩa anh hùng cao đẹp đã được Nguyễn Thi gửi gắm qua hai nhân vật này.
Chiến và Việt là hai chị em thân thiết trong một gia đình có truyền thống làm cách mạng. Tác giả đã khéo léo xây dựng một tình huống truyện độc đáo đó chính là lúc Việt bị thương nặng, nằm tại chiến trường. Khi đó, cậu ta nằm trên ranh giới của sự sống và cái chết, thế nên những hồi tưởng và suy nghĩ của cậu ta khi ấy sẽ trở nên chân thực và sâu sắc nhất.
Trước tiên, Việt hồi tưởng về người chị của mình,chị Chiến, người mà Việt rất yêu quý và kính trọng. Chiến là một cô gái mới lớn, có những lúc rất trẻ con như thích được người khác khen, thích tranh ông bắt ếch với em trai của mình. Nhưng có những lúc, Chiến lại tỏ ra mình là người chị đích thực biết quan tâm, lo lắng cho đứa em của mình. Trong đợt đăng kí đi bộ đội, Chiến vì thương em mình còn nhỏ nên đã đăng kí đi một mình,một mực để Việt ở nhà: “Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”.
Không chỉ có vậy, Chiến còn là một người con gái rất đảm đang và tháo vát, đặc biệt là rất thương em. Khi mẹ mất đi, Chiến không chỉ đơn giản là người chị mà là một người mẹ trong gia đình. Từ lời chị hát rồi cái dáng đi, dáng nằm, cách ngủ Việt đều liên tưởng đến mẹ. Đi đâu, làm gì Chiến cũng lo lắng cho em, sợ em lại nghịch ngợm, quậy phá cái gì. Rồi đến cái đêm trước khi đi bộ đội, Chiến đã thu xếp tất cả mọi thứ từ đồ đạc đến việc nhà một cách gọn gàng và chu đáo. Chiến nói với em “thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra thì cho các anh ở xã mượn mở trường học”. Cả cái giường ván, Chiến cũng cho xã mượn làm ghế để ngồi học. Cái nồi, cái lu, chén, dĩa…Chiến đều gửi cho chú Năm. Nhà có năm công ruộng, Chiến giao lại cho chú Năm và bà con trong xóm làm. Hai công mía thì nhờ chú Năm thu hoạch để giỗ má. Bàn thờ ba má thì hai chị em cũng đem sang chú cho thằng Út trông coi.”
phan-tich-hinh-tuong-nhan-vat-chien-va-viet-de-thay-duoc-chu-nghia-anh-hung-cao-dep-trong-sang-tac-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-cua-nguyen-thi”>Phân tích hình tượng nhân vật Chiến và Việt để thấy được chủ nghĩa anh hùng cao đẹp trong sáng tác Những đứa con trong gia đình
Có thể thấy ở Chiến không chỉ toát nên vẻ đảm đao, tháo vát mà còn cả sự gan dạ, dũng cảm đúng với hình ảnh phụ nữ Việt Nam thời kì kháng chiến. Chính câu thoại của Chiến với đứa em đã thể hiện rõ điều ấy “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất…”. Có thể nói, Chiến chính là hình ảnh đại diện cho những người con gái miền Nam anh hùng, dũng cảm nhưng cũng rất giản dị, đảm đang.
Cùng với người chị, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hình tượng của người em trai với tất cả những nét đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Tuy đã là một anh chiến sĩ nhưng Việt vẫn còn những nét tính cách trẻ con, sợ ma, thích chơi những trò từ thuở nhỏ, đi đến đâu cũng giữ cái nỏ trong người. Rồi thì cậu vô tư, lạc quan đến kì lạ. Những con người trước khi ra trận thường sẽ hồi hộp, lo lắng nhưng cậu ta thì vẫn vui vẻ, tươi cười, phó mặc mọi thứ cho chị Chiến sắc xếp. Đó chính là tính cách lạc quan, yêu đời trước mọi gian nan, thử thách của anh bộ đội cụ Hồ.
Vẻ đẹp của Việt còn được hiện lên qua trái tim nhân hậu, yêu thương gia đình và mọi người. Ở trên ranh giới giữa sự sống và cái chết nhưng Việt không hề run sợ, khóc lóc mà thay vào đó là hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp về mẹ và chị. Việt thương mẹ, thương chị, thương cả chú Năm, cả cuốn sổ cũng như tất cả những những gì thuộc về quê hương như mùi lúa gạo, câu hò, giọng hát.
Cuối cùng, ta có thể thấy được một vẻ đẹp mà bất cứ người chiến sĩ anh hùng nào cũng có đó là tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, không biết run sợ và căm thù giặc sâu sắc. Lòng căm thù ấy đã có từ khi Việt còn bé, khi cậu cùng mẹ xông vào đồn giặc đòi đầu cha. Cậu không hề biết run sợ hay e ngại súng ống cũng như bất kì tên giặc nào. Để rồi, lòng căm thù trong cậu lớn dần theo thời gian, thôi thúc cậu tham gia nhập ngũ khi chưa còn đủ tuổi. Lúc nào trong Việt cũng có ý nghĩ là phải trả thù cho cha mẹ, quê hương của mình. Mặc dù bị thương nặng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, cậu đã lập nhiều chiến công từ việc giết giặc cho đến hạ cả một xe tăng bọc thép của địch. Ấy vậy mà Việt vẫn khiêm tốn, tự thấy những gì mình làm được vẫn chưa đủ lớn “muốn viết thư nhưng không biết viết sao. Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má”.
Có thể nói chủ nghĩa anh hùng là một đề tài muôn thở cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác, mỗi người lại có một quan điểm và cách trình bày khác nhau. Với Nguyễn Thi, chủ nghĩa ấy bắt nguồn từ những điều bình dị nhất, những tình cảm thân thương nhất của những người con trong gia đình. Đó giống như một bức họa về vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ: lạc quan, vui vẻ, kiên cường, bất khuất và có lòng căm thù giặc sâu sắc.