Phân tích nghệ trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”

Phân tích nghệ trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”

Hướng dẫn

Phân tích nghệ trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”

Số đỏ là một kiệt tác vô tiền khoáng hậu. Nếu coi tác phẩm là một vở đại hài kịch lên án xã hội tư sản thành thị lố lăng đồi bại, giả dối đương thời. Thì đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một màn hài kịch đặc sắc thể hiện đầy đủ và đậm nét nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả.

Đoạn trích là phần đầu chương 15 của tác phẩm xoay quanh cái chết và đám tang cụ Cố Tổ. Xuân Tóc Đỏ có công làm cho cụ già hơn 80 tuổi phải chết một cách bình tĩnh và trở thành ân nhân của đám con cháu bất hiếu. Và cái đám tang to và bậc nhất Hà Thành ấy đã trở thành một kịch trường lý tưởng để cho các nhân vật thỏa sức thể hiện sự lố lăng, đồi bại và tài diễn kịch của mình. Khối căm ghét lớn của Vũ Trọng Phụng đối với xã hội mà ông gọi là “chó đểu”, “khốn nạn” ấy đã nổ thành một trận cười sảng khoái có sức công phá lớn. Ngòi bút kì tài dựng cảnh tả người, tài năng sử dụng ngôn ngữ của Vũ Trong Phụng được phát huy tối đa thành một màn hài kịch đặc sắc bậc nhất thiên truyện.

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật mỉa mai châm biếm sâu sắc. Và Vũ Trọng Phụng là cây bút trào phúng bậc thầy khi tạo dựng những mâu thuẫn trào phúng điển hình với những cảnh tượng trào phúng đặc sắc phát họa bức chân dung biếm họa với ngôn ngữ trào phúng sâu cay.

Ngay nhan đề chương chuyện do tác giả đặt đã thể hiện mâu thuẫn trào phúng đặc sắc. Nói đến tang gia là nói đến một gia đình có người thân qua đời chắc hẳn phải gắn liền với sự bi thương, đau đớn của những người trong gia đình. Nhất là đám tang của một đại gia đông con nhiều cháu lại càng bội phần trang nghiêm. Tang gia lại đi đôi với hạnh phúc, quả là một nghịch lý ở đời. Hơn thế hạnh phúc lại được cho lên đầu nhấn mạnh một niền hạnh phúc to lớn bất ngờ không nén nổi mà cứ thế bật trào ra. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng suy nghĩ kỹ cách sắp xếp ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng lại vô cùng hợp lý và chính xác. Trong cái gia đình danh giá và bậc nhất Hà Thành ấy làm gì có chỗ đứng cho chữ “hiếu”, chữ “đạo lí”, mà đâu chỉ trong phạm vi của gia đình ấy mà nhan đề đã nêu bật lên được tính chất đại bất hiều, sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng của cả một xã hội thối nát đương thời chạy theo lối sống Âu hóa lố lăng, đồi bại đương thời.

Mâu thuẫn trào phúng tiếp tục triển khai suốt trong đoạn trích, lời bình luận ngoại đề chua chát đã thể hiện điều đó “Cái chết kia …lắm” niềm vui sướng ấy muôn hình muôn vẻ, mỗi người mỗi khác. Nhưng chúng vẫn còn bị kìm nén chưa có cơ hội bật trào ra. Việc đáng lưu tâm, đáng lo bội phần lúc này không phải là chôn cho xong cái xác của cụ Cố Tổ mà là lo cưới chạy tang gả chồng cho cô Tuyết để cứu lấy cái danh giá của gia đình khỉ bị hoan ố. Vũ Trọng Phụng tốn không ít giấy mực để bốc trần một cách cặn kẽ, cụ thể chi tiết cái việc bối rối chẳng hề liên quan đến đám tang kia. Thế mới biết ngòi bút của ông không hề đơn giản. Nếu không có chi tiết bối rối rất hợp mốt của nhà có tàn gia kia thì sự bất hiếu của đám con cháu không khiến độc giả chua xót đến thế. Và sự lố lăng, đồi bại không khiến người ta ghê tởm đến vậy.

Niềm hạnh phúc bị nén chặt nên khi mọi việc tạm thời ổn thỏa chúng mới có cơ hội òa ra bao chum tất cả. Người ta sung sướng lắm, thỏa thích lắm. Trong không khí tưng bừng, náo nhiệt như một ngày hội mỗi người trong gia đình lại có một niềm hạnh phúc riêng vì những lí do riêng. Thật là một niềm hạnh phúc muôn màu, muôn vẻ sinh động và hấp dẫn. Hạnh phúc trong gia đình có tang rất lớn khiến cho nỗi đau tràn ra ngoài. Hai cảnh sát minđơ, mintoa, nhờ cái chết mà có việc làm, hàng phố nhờ có đám tang đó mới có dịp vui vẻ thỏa thích. Chắc ở nơi xuối vàng cụ Cố Tổ cũng hài lòng khi thấy cái chết của mình đem lại hạnh phúc nhiều như thế cho đám con cháu bất biến thật là một mâu thuẫn trào phúng cười ra nước mắt.

Nhưng đám con cháu bất hiếu vô đạo kia lại muốn khẳng định chúng là những người hiếu thảo nhất đời. Đám tang là dịp chúng khoe sự danh giá, khoe sự giàu có, khoe luôn cả sự hư hỏng, vô đạo của mình. Cảnh đưa đám trở thành một cảnh trào phúng đặc sắc.

Ống kính với độ khuếch đại cao cảu Vũ Trọng Phụng đã lùi ra xa. Quay ống kính của tác giả hiện ra toàn cảnh đám ma hỗn độn như một đám rước phô chương sự giả dối lố lắng đến mức kinh tởm. Đó là một đám tang gương mẫu được tổ chức theo món chộn hổ lốn với đủ món nghi thức tây ta tầu với lốc bốc xoảng và lợn quay đi lọng. Nó có đủ mọi thứ trên đời nhưng lại thiếu điều quan trọng nhất để trở thành một đám ma bình thường đó là “tình người”, là sự tiếc thương cho người đã khuất.

“ Đám cứ đi …” điệp khúc vang lên với dấu chấm lửng đầy ẩn ý. Người chết cứ việc chết, trong quan tài nếu sung sướng cứ việc gật gù cái đầu, còn người đưa tang có việc của người đưa, một chân dung đám đông hiện lên qua ngòi bút châm biếm đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Vài trăm người đi đưa chẳng ai nghĩ đến người đã khuất đang nằm trong quan tài kía. Đám ma nay đã trở thành một cơ hội vàng để các bà trưng diện, quảng cáo mốt, để các ông đua nhau khoe huân chương râu và ria, để các đôi trai gái tha hồ “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, chê bai nhau”, chúng đú đởn, chim chuột bằng bộ mặt nghiêm chỉnh, rầu rầu cảu người đưa tang. Có hai lớp hình ảnh, hai lớp âm thanh bị ngòi bút của Vũ Trọng Phụng bóc tách tài tình để bộc lộ bản chất thật dưới lớp vỏ ngoài hòa nhoáng. Xen lẫn những tiếng khóc lóc là những lời thì thầm hết sức nhảm nhí bậy bạ “con bé … bỏ mẹ …” Những tiếng thì thầm ấy đã nói lên rất rõ sự đồi bại vô liêm sỉ của những con người vẫn tự xưng văn minh thượng lưu. Đó là một cái chết thật và một đám ma giả.

Ống kính phóng đại của Vũ Trọng Phụng rà soát không thương tiếc tạo nên những bức chân dung biếm họa điển hình về lũ con cháu bất hiếu. Cụ cố Hồng đang mếu máo khóc ngất đi diễn chọn vai của một người con chí hiếu, đống vai già cả trước mặt bàn dân thiên hạ trầm trồ “ Úi con trai lớn đã già đến thế kia” nhưng cảnh tưởng ấy nhàm quá chẳng ai quan tâm. Cậu Tú Tân là diễn viên kiêm luôn vai trò đạo diễn nghiệp dư hạng xoàng, cậu bắt từng người phải chống gậy, gục đầu khom lưng lau nước mắt trong khi đám bạn của cậu thì nhảy lên những ngôi mộ khác nhau để chụp ảnh cho khỏi giống nhau. Các diễn viên đã đống kịch rất tồi.

Chỉ riêng ông cháu rể, ông Phán mọc sừng là đau khổ hơn ai cả, ông khóc oặt đi “hức hốt hốt” thực là một sự thương tiếc cảm động hiếm có. Bạn đọc tưởng chừng đã được an ủi, hóa ra luân lí đạo đức chưa tới mức suy đồi tất cả. Xuân có mặt ở đó cũng không khỏi bực tức trước sự thương tiếc quá chân thành của ông Phán. Phải chăng ông ta đang ân hận về cái sừng vô hình trên đầu mà đã khiến cho cụ cố Tổ uất lên mà chết. Dù thế nào đi nữa ông Phán đúng là một tấm gương con cháu mẫu mực.

Đúng lúc ấy xảy ra một sự việc mà đến cả một kẻ giả dối đến mức thiện nghệ như Xuân cuàng phải giật mình, hóa ra ông Phán khóc lặng người ngã nhất vào tay Xuân chỉ là động tác giả để bí mật dúi cho Xuân món tiền công thuê gã tố cáo việc ông bị cắm sừng nên mới có cái đám ma to tát này. Ông ta phải đưa tiền ngay bên miệng huyệt, làm ăn phải giữ chữ tín, Cháo đã múc – người đã chết nên tiền phải trao. Hóa ra ông Phán ngốc nghếch lại là một diễn viên có hạng thậm chí siêu hạng. Có thể nói đây là chi tiết đỉnh cao của nghệ thuật trào phúng.

Cái tài của Vũ Trọng Phụng là phóng đại mà cứ như không, phóng đại làm cho sự việc rõ ràng hơn, thật hơn và hơn cả thật. Cái giả dối, bịt bợm đã lên đến độ vô liêm sỉ chỉ có ngòi bút trào phúng của mới có thể vạch trần. Vũ Trọng Phụng đã khai thác triệt để mâu thuẫn giữa cái giả và cái thật giữa cái bề ngoài đẹp đẽ với thực chất bề ngoài xấu xa đó vạch trần bản chất xã hội tiếng cười sâu cay.

Nghệ thuật trào phúng còn thể hiện ở việc tác giả sử dụng kết hợp những từ ngữ câu văn theo nghĩa ngược hết một cách bình tĩnh gia đình nề nếp, bày con chí hiếu … xen lẫn với những câu bình luận ngoại đề như: “ Cái chết kia … lắm”, “thật là một đám tang to tát” dẫn đến cái chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu … trở thành sự hài hước, châm biếm sâu cay.

Giọng điệu tác giả không dấu được sự mỉa mai châm biếm khi khoe các kiểu râu ria đủ loại dài ngắn, đen, hung hung … mà các ông đang trưng bày trên bộ mặt đểu giả của mình. Lối liên kết con ngời, sự vật hay một thứ đồ vật tựa như cái giá để treo áo cái tái để đựng cơm. Lối gọi tên Văn Minh chồng, vợ, minđơ, ông Phan mọc sừng … kết hợp lối so sánh ví von hài hước khiến ta phải cười ra nước mắt.

Đoạn trích xứng đáng là một màn hài kịch xuất sắc phô bày tất cả sự lố lăng đồi bại dả dối của xã hội của xã hội thượng lưu đang chạy theo lối sống Âu hóa đương thời. Ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng đã xoáy sâu những mâu thuẫn trào phúng điển hình phóng đại không thương tiếc những bức chân dung biếm họa. Ném vào cái xã hội mục duỗm, thối nát ấy một khối căm phẫn lớn với một giọng điệu mỉa mai châm biếm sâu cay và một ngôn ngữ trào phúng bậc thầy cùng với các chương khác của “ Hạnh phúc một tang gia” đã tạo nên “ Số đỏ” một kiệt tác có một không hai của văn học trào phúng Việt Nam đương đại.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *