Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn đôi mắt
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn đôi mắt
Nam Cao được biết tới là nhà văn có nhiều trăn trở với cuộc sống với đời,và ông là một ngòi bút đầy tài năng.những tác phẩm ông để lại đều chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó truyện ngắn “ đôi mắt” (1948) được Nam Cao đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Và tác phẩm này được xem là “Tuyên ngôn nghệ thuật” của nhiều nhả văn ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó chắc hẳn cũng để lại nhiều thành công cho nhà văn và cho văn học Việt Nam
Trong “ Đôi mắt” Hoàng là một nhà văn đàn anh trong giới các nhà văn nhà thơ ở Hà nội, và Hoàng luôn có thái độ ghen ghen đố kị với các đòng nghiệp của mình, khi bị giặc chiếm thì Hoàng tản cư, về miền quê, nhưng anh không xê dịch về tư tưởng. Dù là chạy giặc mà Hoàng mang theo cả lối sống quý phái ở Hà Nội. Còn Độ thì hoàn toàn ngược lại, Độ gần như kinh ngạc khi gặp lại Hoàng, với những cử chỉ rất tự nhiên “Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên..bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắng nó nịt người anh đến nỗi không còn thở được”thêm một sự thay đổi nhỏ là “một cái vành móng ngựa ria, như một cái bàn chải nhỏ”. Hoàng vừa xuất hiện ta đã thấy đó là nhà văn xa lạ với làng quê kháng chiến.
Khi mà cách mạng tháng Tám bùng nổ, Hoàng là nhà văn nhà thơ nhưng lại đứng ngoài cuộc, Hoàng ghét những nhà văn tham gia phong trào cách mạng. Còn đối với Độ lúc đó tuy là nhà văn đàn em, nhưng đã tỏ thái độ khinh bỉ những hành vi đê tiện của Hoàng. Qua đó Độ cho rằng cách nhìn của Hoàng cũ kĩ, lạc hậu. Lẽ ra Hoàng phải chung tay góp sức chứ không phải là người đứng ngoài cuộc như thế.
hơn thế khi rơi vào tình cảnh chạy loạn, vợ chồng Hoàng không biết hòa nhập mà bê y xì lối sống khi còn ở Hà Nội“bất hợp tác” với những người kháng chiến. Hoàng chỉ thích phê phán những hiện tượng bề ngoài của cuộc kháng chiến. Mà không tham gia công tác kháng chiến mà chỉ đứng ngoài “chửi đổng”.
Còn khi nói về Đôi mắt Hoàng, đôi mắt đó sắc sảo ở khía cạnh phát hiện những cái ngố của người dân quê. Nhưng Độ đã phê phán cái nhìn lệch lạc của Hoàng sâu sắc. “Anh ta chỉ thấy cái ngố bề ngoài trong hành động nói năng như một con vẹt của người thanh niên khi đọc thuộc lòng bài “ ba giai đoạn” của cuộc kháng chiến mà không thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Qua những câu nói này Nam Cao ngầm đưa ra triết lí rất thấm thía: “ Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”…
Và để minh chứng cho mình thì Hoàng đưa ra những dẫn chứng cụ thể, như cái thằng chủ tịch uỷ ban khu phố tôi ở Hà Nội, lúc chưa đánh nhau,nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết nó làm uỷ ban thế nào mà bắt nó làm uỷ ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông.theo ông ấy thì đàn bà ai cũng phải là thị này, thị nọ. Hoàng chỉ biết đứng ngoài mà châm chọc khinh bỉ chứ không muốn hiểu và tìm hiểu. Chính vì thế Nam Cao đã cho rằng phải có đôi mắt của tình thương mới nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của con người.
Và bản thân Hoàng chỉ còn một chút niềm tin thì niềm tin ấy lại rơi vào chủ nghĩa cá nhân. “Ấy đấy, tôi bi lắm..nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiên nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài…”. Đây là một căn bệnh mà không nên có ở một bậc đàn anh trong văn giới.
Vì không có sự gắn bó lòng nhiệt tình với biến cố dân tộc cho nên Hoàng không tìm thấy cảm hứng sáng tác cho mình. Anh ta mong sẽ viết một cái gì đó ghi lại cái thời này theo kiểu “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Hoàng không thể tìm thấy nhân vật của mình bởi anh quá xa lạ với hiện thực bấy giờ. Nhưng Hoàng là một nhân vật tư tưởng nhưng không khô cứng mà vô cùng sống động có sức khái quát nhưng cũng có cá tính sâu sắc. Bằng những nét vẽ của mình Tác giả đã kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm và đặt nhân vật trong mối quan tương quan với Độ và với vợ.
một trong những nghệ thuật của Nam Cao chính là xây dựng nghệ thuật đối thoại qua những cuộc đối thoại thì Nhân vật Hoàng thể hiện rõ cá tính và bảnchất của mình. Cũng qua đó ta lại nhận ra ngòi bút châm biếm của Nam Cao cũng thâm thúy, có một sự đối thoại ngầm trong những lời chế giễu của Hoàng.
Là một nhân vật đặc sắc và đóng vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, Hoàng bộc lộ nhữngnét chung của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ trước những biến cố lớn của lịch sử và kháng chiến như sống xa rời nhân dân,hoài nghi khả năng cách mạng của quần chúng. Nhưng bên cạnh đó thì Hoàng cũng là một nhân vật có tính độc đáo được biểu hiện ở ngoại hình, ở ngôn ngữ, cử chỉ, sở thích, ở mộng văn chương.
Nam Cao đã rất thành công để xâu dựng một nhân vật điển hình trong “ Đôi mắt” và qua nhân Hoàng trong tác phẩm thì nó càng khiến độc giả nghiệm ra một điều rằng,một triết lí mà Nam Ca tôn thờ: Phải có đôi mắt của tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của con người. Và phải có một con mắt tinh tường biết phân tích biết thay đổi trước thời cuộc.