Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”- Văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”- Văn lớp 12
Bài làm
Tác giả Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ đất nước ta đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nam Bắc chia đôi, miền Bắc bước vào con đường xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam vẫn trong chế độ của Mỹ -Diệm.
Tây Nguyên là mảnh đất chịu người thương vong mất mát, những người dân vùng này thường chịu nhiều thiệt thòi trong kháng chiến. Chính vì vậy, mà những con người nơi đây thường có sức sống mãnh liệt, tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh tan bè lũ cướp nước với tinh thần quả cảm nhất.
Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” tác giả Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công nhân vật T Nú là biểu tượng của người con anh hùng, kiên cường, bất khuất của rừng núi Tây Nguyên.
Nhân vật T Nú được xem là nhân vật trung tâm quan trọng của tác phẩm, cũng như hình ảnh cây xà nu của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên, càng bị vùi dập, chà đạp thì nó lại càng vươn cao kiên cường.
Tác giả Nguyễn Trung Thành đã khôn khéo tinh tế khi xây dựng nhân vật, T Nú là người có tinh thần kiên cường, từ nhỏ đã được cụ Mết nuôi dưỡng, được cụ dạy cho cách sống như những cây xà nu, dù khó khăn, càng thể hiện tinh thần sống vững vàng, không lùi bước.
Tác giả Nguyễn Trung Thành đã phác họa lên cho người đọc hình ản một người anh hùng, kiên cường trí dũng, một người con của cách mạng với ý chí sắt đá không bao giờ lùi bước. Truyện ngắn Rừng xà nu đã xây dựng lên nhân vật T Nú mang đậm chất sử thi, bi tráng, như núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
T Nú khi sinh ra đã sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ do một trận càn quét của giặc, anh được cụ Mết một người già làng trong bản, cùng những người dân nuôi dưỡng. T Nú và Mai khá thân nhau từ thủa nhỏ, thường đưa bộ đội, các chiến chiến cách mạng qua rừng bằng con đường bí mật.
Khi được anh Quyết một chiến sĩ cách mạng dạy cho viết chữ Mai học chữ nhanh hơn, còn T Nú thì gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ chữ, để nhắc mình không được quên T Nú đã lấy hòn đá đập vào tay mình tới chảy máu.
Hành động này thể hiện sự quyết tâm, của T Nú trong những việc anh muốn làm, thì anh sẽ cố gắng làm bằng được dù có khó khăn tới thế nào. Khi lớn lên, T Nú và Mai kết hôn và có một con trai đầu lòng là thành quả tình yêu của hai người.
Nhưng khi T Nú đi hoạt động cách mạng Mai ở nhà bị bọn thằng Dục tay sai của giặc tới nhà bắt hai mẹ con đi tra tấn. T Nú nghe tin chạy về nhà nhưng khi tới nơi anh định lao vào cứu hai mẹ con Mai thì có một bàn tay nắm lấy ai lại đó chính là cụ Mết.
Mai và đứa nhỏ bị tra tấn dã man qua đời, T Nú không chịu được nhữa anh lao ra ôm hai mẹ con Mai mà gào thét. Sau đó, T Nú bị chúng bắt giữ tra tấn dã man nhưng anh không nói nửa lời trái tim anh là ngọn lửa căm hận sục sôi. Bọn thằng Dục không lấy được thông tin gì về quân cách mạng từ T Nú bọn chúng lấy nhựa xà nu bôi và mười đầu ngón tay của T Nú rồi châm lửa đốt.
Hai bàn tay của T Nú cháy rực như ngọn đuốc nhưng anh không kêu nửa lời, sự đau đớn về thể xác không là gì so với nỗi đau tâm hồn của anh.
Lúc này, cụ Mết lãnh đạo nhân dân làng Xô Man gươm giáo xông lên, cụ Mết đã đâm chết thằng Dục bán nước rồi cởi trói cho T Nú, bàn tay T Nú bị đốt mất mười đầu ngón tay, nhưng cụ Mết bảo anh không có ngón tay vẫn cầm súng đánh giặc được. Thể hiện quyết tâm của những người dân vùng Tây Nguyên hùng vĩ. Sự kiên cường, bất khuất của họ trong ý chí chiến đấu quyết tâm giải phóng quê hương.
Hình ảnh đôi bàn tay T Nú cháy rực như ngọn đuốc khiến cho người đọc không khỏi bị ám ảnh, một hình ảnh bi hùng thể hiện sự kiên cường gan góc của con người trí dũng trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Chính nhờ có những con người như T Nú mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà của dân tộc ta mới thành công.
Bi kịch mà Nguyễn Trung Thành xây dựng cho T Nú chính là bị kịch chung mà dân làng Xô Man phải hứng chịu trước sự đàn áp của lũ tay sai và đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, càng khó khăn, càng khổ cực thì ngọn lửa căm hờn trong lòng T Nú cũng như người dân làng Xô Man càng sục sôi quyết liệt.
Nhân vật T Nú được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng bên cạnh hình ảnh cây xà nu của núi rừng xanh tươi bạt ngàn, thể hiện sự kiên cường, sức sống mãnh liệt dẻo dai của T Nú và cánh rừng xà nu. Nó chính là điểm nổi bật tương đồng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.
Bằng nghệ thuật chân thực, giàu tính chất sử thi, tác giả Nguyễn Trung Thành đã phác họa thành công bức tượng đài bi tráng, hùng vĩ về nhân vật T Nú kiên cường, bất khuất, anh hùng quả cảm, đây cũng chính là sự thành công của tác giả và tác phẩm.