Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa
Nam Cam là một tài năng của văn học Việt Nam, với tài năng của mình, Nam Cao đã để lại nhiều tác phẩm để đời và tầm vóc của nó vẫn còn cho tới bây giờ. Đặc biệt ông rất tài tình trong miêu tả nhân vật. Những đứa con tinh thần của ông là những người có số phận éo le và thường phải đối mặt với bi kịch của cuộc sống của số phận. Một trong số đó là tác phẩm “ đừi thừa” với các nhân vật Hộ, Từ.. Bằng tài năng của mình ông đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ điển hình của xã hội lúc bấy giờ – Từ
Trong tác phẩm Từ là vợ của Hộ, và cô được Nam Cao miêu tả không phải tập trung vào ngoại hình duy chỉ cuối truyện, chỉ có một vài nét vẽ tác giả tả Từ một người đàn bà bạc mệnh. Lúc này nhân vật Từ hiện ra với da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt có quần, má hơi hóp lại… Cái bàn tay lủng củng rặt những xương, cổ tay mỏng mảnh. Làn da mỏng, xanh trong, xanh lọc… Hình ảnh này gợi tới hình ảnh của một thiếu phụ, nhiều lo lắng, thiếu thốn về mặt vật chất. Vẻ đẹp thời con gái đã tàn phai. Bởi chính cuộc sống lo toan bởi những lo lắng và nghèo khổ cho nên tuổi xuân của người con gái đó cũng chóng phai tàn.
Cũng trong truyện, Từ xuất hiện với một hoàn cảnh khá thương cảm, cô bị tình phụ, một tình cảnh lỡ làng. Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt để chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả. Sau đó vì thương cho số phận của Từ, Hộ là người kéo Từ ra khỏi cái chết, anh trở thành ân nhân suốt cả cuộc dời của cô.
Từ là một người phụ nữ mà ở cô hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Cô còn là một người dịu dàng, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh. Và cũng chính Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ cho nên Từ chén nước đến cử chỉ lời nói, chị đã dành cho hộ bao tình thương yêu. Khi Hộ say rượu hắt hủi, đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu chồng, không thể ôm con bỏ đi được, vì ngoài tình yêu, Hộ còn là ân nhân của chị. Đó mà thứ tình cảm vượt ra tình yêu, Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi.Ở phần cuối truyện, Từ ôm lấy cổ chồng nói: “… Không!… Anh chỉ là một người khổ sở… chính vì em mà anh khổ…”. Nàng ru con qua dòng nước mắt… cho thấy Từ là một người bạc mệnh, nhưng bản tính rất dịu dàng, giàu đức hi sinh. Qua những lời nói chua xót đó, Từ vẫn chứng tỏ cô là người phụ nữ giàu đức hi sinh và hết lòng vì chồng vì con.
Với tài năng của Nam Cao, tuy nhân vật Từ chỉ là một nhân vật làm nổi bật nhân vật chính trong truyện nhưng bằng những nét vẻ giản dị của mình, tác giả cũng làm sáng lên những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.Nam Cao với trái tim nhân đạo đã miêu tả sâu sắc tâm hồn nhân hậu của Từ, cảm thông với nỗi đau của Từ, của bao người phụ nữ bạc mệnh và đau khổ trong xã hội cũ.