Phân tích hai khổ thơ đầu bài Từ ấy

Phân tích hai khổ thơ đầu bài Từ ấy

Hướng dẫn

Phân tích hai khổ thơ đầu bài Từ ấy

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làm Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên –Huế. Tố Hữu là một nhà thơ chiến sĩ, ông được nhiều độc giả biết tới với lối thơ độc đáo nhưng dễ đi vào lòng người và đặc biệt hơn thơ ông chứa đựng lí tưởng cách mạng cao cả. Thơ ông mang một tiếng nói trữ tình mới; cái tôi cá thể hòa đồng với mọi người, do vậy Tố Hữu đã có một phong cách thơ rõ rệt: phong cách trữ tình — chính trị.

Từ ấy là lỗi tâm nguyện của thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản. khi được soi rọi bởi lí tưởng,người thanh niên đã giác ngộ rõ con đường cách mạng cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại. Niềm vui sướng và say mê mãnh liệt ấy đã được thể hiện rõ ràng trong khổ đầu bài thơ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Có thể khi trước khi tới lí tưởng ví đại của Đảng cộng sản, đa số thanh niên Việt yêu nước đều chìm đắm trong tăm tối như một đêm đông kéo dài vô tận. Ngược lại, với những người ý thức được hoàn cảnh thực tại và khao khát được thay đổi số phận mình, họ lại cảm thấy vô cùng ngột ngạt và bí bách. Chính vì Tố Hữu là một trong những thanh niên như vậy, ông cảm thấy sự bất lực khi bản thân mình có tài sức mà không có cơ hội được đem nhiệt huyết hừng hực ấy sống mái với giặc. Thật may khi lí tưởng của Đảng đã đem đến ánh sáng cho cuộc đời Tố Hữu. Và chính khổ đầu của từ ấy đã diễn tả cảm xúc của người thanh niên đó.

Chính trong ngay trong câu đầu tiên, độc giả bắt gặp hình ảnh ẩn dụ độc đáo và đầy ý nghĩa: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. Khoảng khắc đó người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng và tình nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nắng hạ khi kết hợp với từ bừng đã tạo ra một hiệu ứng tuyệt vời, nó k chỉ soi rọi mà còn lan tỏa tràn ngập ánh sáng và gợi mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Và đó là thứ ánh sáng xuất hiện mãnh liệt nhất trong năm để thể hiện niềm hân hoan mạnh mẽ và lòng nhiệt huyết căng tràn. Những dự định tiềm tàng bấy lâu như trăm nụ hoa ngủ dài, bắt gặp ánh sáng mãnh liệt kia và rồi bừng tỉnh giấc, tỏa ngát hương sắc cho đời.

Và rồi hình ảnh mà Tố Hữu so sánh lí tưởng cách mạng với hình tượng tuyệt đẹp: “mặt trời chân lí”. Aánh sáng mạnh mẽ, mãnh liệt nhất có lẽ chỉ có mặt trời mới tạo ra được, cũng ánh sáng như mặt trời, chân lí cách mạng, thứ ánh sáng đó đã chỉ đường đã dẫn dắt con người bế tắc đến tương lai tươi sáng. Cũng chính từ hình ảnh này chúng ta càng thêm ý thức được sự quyết định sống còn của lí tưởng cách mạng với con người làm cách mạng. Lí tưởng cách mạng cũng giống như mặt trời với muôn loài trên hành tinh vậy nó là vĩnh hằng. Nhưng cái hay không chỉ có bấy nhiêu, ảnh hưởng của “mặt trời chân lí” còn trực tiếp tác động đến tình cảm của nhà thơ: “chói qua tim”.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Để diễn tả cảm xúc của mình, tác giả ngầm chỉ ý tâm hồn của tác giả cũng tràn đầy nhựa sống tràn đầy nhiệt huyết.Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí. Tố Hữu so sánh cái vô hình là “hồn tôi” với cái hữu hình “vườn hoa lá” làm cho câu chữ bay bổng hơn, lãng mạn hơn. “vườn hoa lá” của Tố Hữu được “mặt trời chân lí” làm cho “bừng” sáng đã ngập tràn sắc hương và âm thanh tươi mới của cuộc đời. Quả thật trong lòng có nắng, con mắt nhìn đâu cũng thấy sáng bừng… những từ ngữ hình ảnh thật giàu tính liên tưởng và có sức lay động mãnh liệt tới người đọc.

Chỉ với 4 câu thơ thôi mà nó giống như là tiếng hát dạo đầu thể hiện niềm vui sướng tột độ của người con đất Việt gặp được chân lí, tìm được con đường lí tưởng của đời mình. Và trong bối cảnh nước nhà bấy giờ, có một bộ phận thanh niên chán ngán xã hội đương thời, tù túng với cuộc sống thực tại mà không tìm được con đường đi đúng đắn từng bước từng bước hủy hoại bản thân cả về thể lực lẫn lí trí thì “Từ ấy” như một lời tuyên ngôn của bản thân Tố Hữu. Lờii tuyên ngôn này tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của độc giả.

Thật tài tình khi thể hiện cảm xúc và ý thức của bản thân khi được lí tưởng của Đảng soi rọi.những câu thơ chỉ với những hình ảnh chân thực giản dị nhưng cũng dễ dnagf khiến người đọc nhận ra niềm vui niềm hạnh phúc lan tỏa ra từ đó.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *