Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca
Hướng dẫn
Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca
Đàn ghi ta của Lorca là tác phẩm tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. Cùng tham khảo bài văn mẫu Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca để hiểu hơn về tác phẩm.
Soạn bài lớp 12: Sóng
Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
Soạn bài lớp 12: Bác ơi
Bài giảng Đàn ghi ta của Lorca Ngữ văn 12
Giáo án Đàn ghi ta của Lor-ca
Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo lớp 12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946
- Quê ở Mộ Đức – Quảng Ngãi
- Thanh Thảo là nhà thơ được công chúng biết đến bởi những bài thơ trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và hậu chiến tranh.
- Tác phẩm chính: những người đi tới biển, khối vuông rubic, dấu chân qua trảng cỏ, từ một đến một trăm…
- Phong cách thơ: là tiếng nói của người trí thức nhiều bâng khuâng trăn trở về cuộc đời. Thanh Thảo là một trong những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái “tôi” nội tâm, tìm kiếm các hình thức diễn đạt mới.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ rút trong tập Khối vuông rubic (1885), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của tư tưởng giàu suy tư phóng túng và ít nhiều nhuốm màu tượng trưng siêu thực.
b. Nhan đề
- Đàn ghi ta không chỉ là một loại nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật nước nhà
- Lorca là nhà thơ nhạc sĩ, một kịch gia nổi tiếng của Tây Ban Nha người đã thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Do đó đàn ghi ta của Lorca biểu tượng cho sự cách tân nghệ thuật của nghệ sĩ thiên tài
-> Nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm là Lorca và hình ảnh cây đàn thể hiện sự cách tân nghệ thuật của ông.
c. Lời đề từ
- “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: được coi như di chúc của người nhạc sĩ thiên tài. Đây là câu nói nổi tiếng của ông. Lời đề từ mang một ý nghĩa nhất định. Đó là nhà nhạc sĩ thiên tài nghĩ rằng đến một ngày nó những cách tân nghệ thuật, những tác phẩm của mình sẽ gây cản trở cho việc sáng tạo nghệ thuật của người sau nên ông muốn chôn đi nghệ thuật của mình để thế hệ sau bước tiếp.
d. Bố cục: 4 phần
- Phần 1: 6 câu: Lorca người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc
- Phần 2:12 câu: Lorca bị bắn từng tiếng đàn máu chảy
- Phần 3: 4 câu tiếp: những tiếng đàn không được tiếp tục
- Phần 4: còn lại: suy tư về sự ra đi của Lorca
II. Phân tích
1. Nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc
- Lorca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của nền văn hóa rộng lớn của TBN
- Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi lên khung cảnh những trận đấu bò tót với chiếc cờ màu đỏ máu trong tay những chiến sĩ TBN hiện lên thật oai hùng dũng cảm
- Mượn hình ảnh của dũng sĩ đấu bò tót Thanh thảo muốn khắc họa cuộc chiến giữa khát vọng dân chủ của công dân với nền chính trị độc tài của khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua
- Ba câu đầu cho thấy một nghệ sĩ Lorca đang bay bổng với những giai điệu mới, với những cách tân nghệ thuật
- Ba câu sau hiện lên một Lorca đơn độc và mệt mỏi
-> Tóm lại sáu câu thơ đầu vẽ lên một hình ảnh về người nghệ sĩ đơn độc Lorca đang môt mình chống lại nền chính trị độc quyền và nền nghệ thuật già nua, ban đầu thì hào hùng anh dũng là thế nhưng về sau giai điệu như bị lắng xuống.
2. Lorca bị bắn và tiếng đàn ghi ta máu chảy
- Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên cái chết thê thảm của Lorca
- Cái chết ấy ập đến quá nhanh và bất ngờ
- Lorca không còn chỉ còn vang lên đâu đây những tiếng ghi ta của người nghệ sĩ nhưng không còn nguyên vẹn.
- Nó đã vỡ thành màu sắc
- Vỡ thành hình khối
- Nó thành máu chảy
-> Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp với nghệ thuật điệp từ và nhân hóa góp phần tạo nên nhiều cảm giác mới rất độc đáo và phù hợp với những khát vọng cách tân nghệ thuật của Lorca.
3. Những tiếng đàn không được tiếp tục
- Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật biểu tượng cho những cách tân của người nghệ sĩ Lorca. Tiếng đàn được so sánh như cỏ hoang mọc dại nghệ thuật thiếu vắng bóng người dẫn đường hành trình cách tân nghệ thuật của Lorca không có người kế tục. Câu thơ cho ta thấy được sự thương tiếc xót xa của nhà thơ dành cho một nhà thiên tài và sự sót tiếc cho cả nền nghệ thuật TBN.
- Câu thơ gắn liền với di chúc của Lorca có nghĩa là không ai dám chôn nghệ thuật của Lorca. Phải chăng là chưa đủ tài năng để làm điều đó.
- Hai câu thơ có sự kết giữa hình ảnh thật và hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật
- Vầng trăng vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho nghệ thuật.
- “giọt nước mắt”, “đáy giếng” là những hình ảnh gắn liền với Lorca
-> Hai câu thơ là nỗi buồn trong sáng của nghệ sĩ chân chính khát khao sáng tạo
4. Suy tư về cái chết của Lorca
- Tác giả nói về cái chết của Lorca từ góc độ tướng số cái chết của ông là định mệnh đã được báo trước trên đường rãnh bàn tay.
- Lorca là một nhà cách tân luôn ủng hộ cái mới. Lorca đau đớn khi những cách tân của ông không được người đời sau tiếp tục nhưng Lorca còn đau đớn hơn nếu văn chương và tên tuổi của ông trở thành lực cản sự sáng tạo của thế hệ đi tiếp.
- Bằng cách kết thúc này tác giả đã dựng lên một hình ảnh, một bức tượng đài về Lorca.
III. Tổng kết
- Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện bút pháp tượng trưng siêu thực trong bài thơ này. Chính vì thế bài thơ này mang một vẻ hơi khó hiểu tuy nhiên khi hiểu được thì lại thấy rất hay. Hình ảnh người nghệ sĩ thiên tài Lorca hiện lên vô cùng đẹp.
Theo hoctotnguvan.vn