Soạn bài lớp 12: Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm
Hướng dẫn
Soạn văn lớp 12 bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm
Soạn bài lớp 12: Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm là tài liệu soạn văn mẫu lớp 12, giúp các bạn đọc hiểu tác phẩm, cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong sự gần gũi, thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người. Mời các bạn cùng tham khảo.
Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
Soạn bài lớp 12: Luật thơ
Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Giáo án bài Đất Nước
Soạn bài lớp 12: Đất nước – Nguyễn Đình Thi
Soạn bài lớp 12: Phát biểu theo chủ đề
Soạn bài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
(Mặt đường khát vọng)
I. Tìm hiểu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc nồng nàn và tư duy sâu lắng về Đất Nước và con người Việt Nam.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971. Tác phẩm thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương Đất Nước.
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu của chương 5 trong tác phâ,r được xem là một trong những đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ Việt Nam hiện đại. Nó được xem như một bài thơ trọn vẹn.
II. Đọc – hiểu văn bản
- Bố cục: 2 phần
- Phần đầu: từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”.
- Phần sau: Phần còn lại.
BT 1. Sự cảm nhận của nhà thơ về cội nguồn của Đất Nước?
Gợi ý
– Nguồn gốc của Đất Nước: có từ xa xưa, khó xác định và lí giải, chỉ có thể cảm nhận từ “cái ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể.
BT 2. Những phương diện hình thành Đất Nước?
Gợi ý
Những phương diện hình thành Đất Nước, bao gồm:
- Những yếu tố bình thường, giản dị, gần gũi với mỗi người: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng…
- Sự nghiệp đấu tranh giữ nước: khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. – Từ phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biển khơi.
- Từ phương diện truyền thống: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
- Thời gian, không gian: đằng đẵng, mênh mông. Tác giả sử dụng các yếu tố của ca dao, dân ca một cách sáng tạo và giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt để dựng nên hình tượng Đất Nước vừa gần gũi, thân thiết, vừa trừu tượng, lớn lao.
BT 3. Hãy xác định những câu thơ thể hiện nội dung trọng tâm của cả đoạn thơ và giải thích ý nghĩa của chúng.
Gợi ý
Phát hiện sâu sắc của tác giả trong đoạn thơ: Trong anh và em hôm nay / Đều có một phần Đất Nước.
Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng Đất Nước mình. Từ đó khẳng định ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Đất Nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết với thế hệ trẻ.
BT 4. Nhận xét về các địa danh trong phần đầu đoạn thơ.
Gợi ý
Tác giả liệt kê các địa danh của cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Sự liệt kê đó không đơn giản mà được nhìn từ chiều sâu của lịch sử và văn hóa dân tộc.
BT 5. Hình ảnh con người Việt Nam được thể hiện như thế nào? Tác giả đặc biệt chú ý đến đối tượng nào? Vì sao?
Gợi ý
Nhà thơ tập trung thể hiện con người Việt Nam trong suốt 4000 năm lich sử với hai đối tượng:
- Những anh hùng đã lưu danh trong sử sách mà mọi người đều biết.
- Những người anh hùng vô danh, họ sống và hi sinh thầm lặng nhưng đã làm ra đất nước. Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
- Nhà thơ đặc biệt chú ý đến những người anh hùng vô danh vì đó chính là nhân dân. Vai trò của nhân dân được thể hiện qua những việc làm giản bị mà có ý nghĩa sâu sắc đối với sự hình thành Đất Nước (giữ và truyền hạt lúa để trồng, chuyển lửa qua mỗi nhà, truyền giọng điệu cho con tập nói, gánh theo tên xã tên làng khi di dân, đắp đập, be bờ…).
- Biện pháp lặp có tác dụng nhấn mạnh công lao của các thế hệ nhân dân và khẳng định vai trò của nhân dân trong việc sáng tạo nên Văn hóa, phong tục, lối sống… làm nên cốt cách riêng của con người Việt Nam.
BT 6. Hãy xác định những câu thơ thể hiện nội dung trọng tâm của đoạn thơ và phân tích ý nghĩa của các câu thơ đó?
Gợi ý
Tư tưởng trọng tâm của các đoạn thơ thể hiện ở các câu thơ: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
- Nhân dân là người chủ nhân chính của Đất Nước.
- Ca dao thần thoại chính là ngọn nguồn của văn hóa của dân tộc, là vẻ đẹp tinh thần của nhân dân.
BT 7. Nhà thơ đã có những phát hiện gì từ truyền thống dân tộc trong ca dao?
Gợi ý
- Từ nhận thức: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại, nhà thơ đã phát hiện những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc qua ca dao.
- Đắm say trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi).
- Quý trọng tình nghĩa (quý công cầm vàng).
- Quyết liệt trong chiến đấu và lòng kiên trì (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu).
- Kết thúc là hình ảnh dòng sông và những điệu hò như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhiều cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã có từ truyền thống chỉ đến văn học hiện đại nó mới được nâng lên đến đỉnh cao vì chỉ khi nào Nhân dân thực sự làm chủ đời mình thì mới làm chủ Đất Nước.
Theo hoctotnguvan.vn