Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà
Hướng dẫn
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 12 học kì I
Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà là tài liệu văn mẫu lớp 12, hướng dẫn các bạn đọc – hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, từ đó thấy được phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của tác giả, lời ngợi ca của nhà văn dành cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và người lao động giàu ý chí, làm chủ thiên nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Soạn bài lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học
Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà
Giáo án Người lái đò sông Đà
Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Soạn bài lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông
Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân văn 12
I. Đọc hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân là một người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác tài hoa.
- Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng, ông không thích những cái gì bằng phẳng nhợt nhạt, nhà văn luôn hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ phi thường của tạo vật và con người.
2. Tác phẩm
- Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tùy bút sông Đà (1960)
- Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây bắc đặc biệt là chất vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám.
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hình tượng con sông Đà
- Con sông Đà được nhân hóa như con người và mang hai nét tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình
- Hung bạo:
- Cảnh đá ở bờ sông: đá dựng vách thành lòng sông hẹp, có quãng con hươi con nai còn nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, nhìn từ dưới lên như nhìn lên cái tòa nhà cao vừa tắt phụt đèn điện.
- Mặt ghềnh Hát loong: dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ai đi qua quãng ấy.
- Cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở và kêu như cái cống cái bị sặc, tưởng tượng một anh quay phim táo bạo ngồi thuyền thúng mà cầm máy quay cùng chìm xuống cái xoáy ấy.
- Thác nước: tiếng nước gần mãi réo lên, lúc thì gầm réo oán trách van xin, khiêu khích, lúc thì nghe như đàn trâu mộng “…nổ lửa” → nghệ thuật lấy lửa tả nước.
- Đá ở lòng sông: như bày thạch trận
- Thơ mộng: đi hết thượng nguồn đến hạ nguồn ta bắt gặp cảnh đẹp này.
- Hình dáng: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc… xuân” → đẹp như một người thiếu nữ.
- Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả → đẹp độc đáo.
- Sông Đà gợi cảm:
- cố nhân
- con sông còn gợi lên những niềm thơ
- Cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử, cổ tích thơ mộng trữ tình và thanh vắng.
-> Tóm lại bằng tài năng uyên bác của mình Nguyễn tuân đã đưa người đọc đến với sông Đà cảm nhận được hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông. Hai nét tính cách đối lập nhưng lại thống nhất bổ sung cho nhau vì thế con sông Đà dưới trang viết của Nguyễn Tuân được xem như là một công trình nghệ thuật, một kì công của tạo hóa đã ban cho Tây Bắc.
2. Hình tượng người lái đò
- Nguyễn Tuân nói về người lái đò là một tay lái ra hoa
- Ngoại hình: có ngoại hình độc đáo “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”
- Vẻ đẹp được thể hiện qua những lần vượt thác.
- Ông phải vượt qua 3 vòng thạch trận với vòng một có 5 cửa thì 4 cửa tử một cửa sinh lập lờ bên tả ngạn. Ông phải dùng hai chân kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy để con thuyền vào cửa sinh.
- Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử, 1 cửa sinh ở hữu ngạn -> ông nắm chặt bờm sóng ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước phóng vào cửa sinh. Ông phải thay đổi chiến thuật, chứng tỏ ông lái đò rất am hiểu về quân sự.
- Vòng 3: bên phải bên trái đều là cửa tử, cửa sinh ở giữa nhưng xung quanh lại có bọn đá hậu về. Ông lái đò cứ phóng thuyền chọc thẳng cửa giữa thuyền vút qua cổng mở cổng khép giống như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước.
-> Qua đây ta thấy ông lái đò quả là một người rất dũng cảm am hiểu binh pháp của thần sông thần đá, ông dám đương đầu với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Và nhân vật ông lái đò tiêu biểu cho nhân vật mà Nguyễn Tuân chọn cho các tác phẩm của mình sau cách mạng tháng Tám. Chúng ta không chỉ thấy nét tài hoa uyên bác với những người trí thức nữa mà ta còn thấy uyên bác tài hoa trong những con người lao động bình thường.
III. Tổng kết
- Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hai hình tượng lớn trong tác phẩm. Đó là thiên nhiên Tây Bắc mà cụ thể là hình tượng con sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng, và hình ảnh con người lao động Tây Bắc dũng cảm và tài hoa trong lao động. Có thể nói đấy chính là chất vàng thử lửa mà Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở Tây Bắc.
Theo hoctotnguvan.vn