Suy nghĩ của em về câu: “Lao động ít nhất cũng giúp con người thoát khỏi ba tai hoạ: khổ cực, buồn chán, tội lỗi” – Ngữ Văn 12

Suy nghĩ của em về câu: “Lao động ít nhất cũng giúp con người thoát khỏi ba tai hoạ: khổ cực, buồn chán, tội lỗi” – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về ý nghĩa của lao động

Đề bài

Anh (chị) hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của nhà văn Voltaire: “Lao động ít nhất cũng giúp con người thoát khỏi ba tai hoạ: khổ cực, buồn chán, tội lỗi”.

Hướng dẫn làm bài

Câu nói của nhà văn Voltaire đã nêu ý nghĩa thiết thực của lao động đối với cuộc sống con người. Ý kiến của nhà văn tự nó đã hình thành ba luận điểm rõ ràng. Người viết phải đặt ra những câu hỏi thích hợp: Thế nào là khổ cực. Vì sao lao động có thể giúp con người thoát khỏi khổ cực? Điều kiện nào để con người thoát khỏi khổ cực bằng lao động? Những câu hỏi như thế cũng cần được đặt ra với hai luận điểm: lao động giúp con người thoát khỏi buồn chán; lao động giúp con người thoát khỏi tội lỗi. Phải kết hợp giữa giải thích, chứng minh và bình luận thì bài viết mới có sức thuyết phục.

Bài viết tham khảo:

Trên thế gian này, bất cứ ở quốc gia, dân tộc nào, con người đều tạo lập cuộc sống của mình bằng lao động. Biết bao thành quả vĩ đại được tạo ra xưa nay bởi khối óc và bàn tay lao động kì diệu. Vì thế, với mỗi cá nhân cũng như với cộng đồng, xã hội, lao động là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Suy tư về điều này, Voltaire – đại văn hào Pháp thế kỉ XVII – đã rút ra nhận xét: “Lao động ít nhất cũng giúp con người thoát khỏi ba tai hoạ: khổ cực, buồn chán, tội lỗi”. Với cách diễn đạt rõ ràng, câu nói của Voltaire nêu thẳng vai trò của lao động đối với cuộc sống con người. Ba mối hoạ mà con người có thể tránh được nhờ lao động, theo cách nói của Voltaire, ai cũng có thể trải nghiệm.

Trong những sự khổ cực mà con người phải nếm trải, khổ vì thiếu thốn vật chất là hết sức đáng sợ. Miếng com manh áo bao giờ cũng là nhu cầu tối thiểu. Thiếu chúng, cuộc sống rơi vào thảm cảnh. Muốn thoát khỏi tình trạng đói cơm rách áo, không có con đường nào khác ngoài lao động. Chỉ có lao động mới đem lại của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu về cái ăn, cái mặc, nhu cầu tiêu dùng của con người. Đây là một chân lí hiển nhiên. Cha ông ta từng đúc rút kinh nghiệm này qua ca dao, tục ngữ: ‘“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”;Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Nguyễn Trãi cũng từng chiêm nghiệm “Nên thợ nên thầy vì có học / No ăn no mặc bởi hay làm”.

Loading…

Xem thêm:  Phân tích đoạn cuối tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về mọi mặt của con người cũng ngày càng cao. Giờ đây, con người không chỉ cần được thoả mãn về cái ăn cái mặc…, mà còn cần có các phương tiện vật chất thiết yếu cho sinh hoạt, học tập, làm việc. Một học sinh hiện nay muốn có chiếc laptop để truy cập thông tin, phục vụ cho việc học, không còn là đòi hỏi quá cao. Thiếu những phương tiện ấy, cuộc sống vẫn có thể bị xem là khổ theo quan niệm mới. Để khỏi phải chịu đựng cái khổ của sự thiếu thốn, lchôrig có cách nào khác là phải làm việc kiếm tiền. Như vậy, nếu có một thứ tai hoạ được gọi là “khổ cực”, thì lao động là phương cách duy nhất giúp con người thoát khỏi tai hoạ đó.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, bị quốc tế o ép; cơ sở hạ tầng hoang tàn, đổ nát; tài nguyên nghèo nàn. Người Nhật hiểu rằng, để đưa quốc gia thoát khỏi đói nghèo, không có con đường nào khác ngoài lao động sáng tạo. Phép lạ thần kì của nền kinh tế Nhật Bản đã chứng minh sự đúng đắn của lựa chọn ấy. Ngày nay, ở xứ sở mặt ười mọc, đói nghèo, khổ cực đã là câu chuyện của quá khứ xa xôi. Thu nhập bình quân đầu người của họ thuộc hàng cao nhất thê’giới.

Không ít người giàu có, thành đạt hiện nay như Phạm Nhật Vượng – nhà đầu tư bất động sản, Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ của hãng cà phê Trung Nguyên, hoặc chủ hãng ô tô Trường Hải… đều là những tấm gương mẫu mực về lao động. Chính sự phấn đấu không mệt mỏi của họ đã cho ta bài học: phải làm việc để thoát khỏi khổ cực, đói nghèo, vươn lên cuộc sống khá giả, sung túc.

Không chỉ giúp thoát khỏi đói nghèo, theo Volltaire, lao động còn có khả năng giải toả những buồn chán trong tâm hồn con người.

Buồn vui là trạng thái tâm lí thường tình của con người. Nhưng sự vui buồn nào cũng đều có nguyên cớ sâu xa của nó. Người buồn chán là người cảm thấy mình lạc lõng giữa cộng đồng, thấy cuộc đời không có ý nghĩa, giống như một đời thừa. Thường, đó là tình trạng của những người nhàn rỗi, không biết làm việc gì, chỉ chìm đắm trong những ý nghĩ chán chường, tiêu cực. Liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa căn bệnh ấy là lao động. Khi bị cuốn vào công việc, đòi hỏi phải tập trung cao độ, không còn thời gian để nảy sinh những ý nghĩ vẩn vơ nào đó, buồn chán cũng vì thế mà dần dần tiêu tan. Đó là chưa nói, lao động giúp con người trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, xua tan sự ủ rũ, uể oải vốn là những lí do khiến con người dễ sinh chán nản.

Xem thêm:  Em hãy thuyết minh về tác hại thuốc lá đối với đời sống của con người

Lao động, dù là lao động trí óc háy lao động chân tay, bao giờ cũng tạo nên những sản phẩm cụ thể. Nhìn một sản phẩm do chính mình làm ra có thể còn rât khiêm tốn, người ta vẫn không giấu nổi niềm vui sướng, tự hào. Tâm trạng đó không có gì khác nhau giữa một cậu bé vừa giải được một bài toán, viết được một bài văn với người nông dân vừa gặt xong thửa ruộng, hay cô gái vừa đan xong chiếc áo ấm khi mùa đông sắp về… Với một người lao động, thành quả dù lớn, dù nhỏ của bản thăn đều là một nguồn vui đáng nâng niu, trân trọng.

Lao động còn kết nối con người với nhau trong một tập thể, một cộng đồng. Sự giao hoà giữa cá nhân với tập thể trong lao động giúp con người thoát khỏi cô đon, giải toả những nguyên nhân sinh ra sầu muộn. Một nhóm nông dân cày cấy trên đồng, một tốp thợ miệt mài trong xưởng máy, một tập thể viên chức làm việc trong cơ quan…, tất cả họ đều bị cuốn vào công việc chung, mỗi cá nhân trong đó khó mà có khoảnh khắc riêng tư để u buồn, chán nản. Không phải ngẫu nhiên, người nông dân xưa mặc dù sống một đời gian lao, khó nhọc, nhưng qua những vần ca dao, dân ca, ta vẫn thấy toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời.

Lao động còn có một ý nghĩa lớn lao: giúp con người thoát khỏi tội lỗi.

Tội lỗi sinh ra hởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự lười biếng. Nhiều kẻ do không chịu làm việc mà vẫn muốn ăn ngon mặc đẹp, muốn có đủ mọi thứ, mới nảy sinh nạn cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc, lừa đảo. Những câu ngạn ngữ, danh ngôn như: “Ở không là cha mẹ của thói hư tật xấu” hay: “Nhàn cư vi bất thiên” (Nhàn rỗi dễ làm điều xấu) thể hiện quan niệm rất đúng về vai trò của lao động đối với đạo đức con người.

Quả thật, lao động không chỉ giúp con người thoát khỏi khổ cực, buồn chán, mà còn kéo con người tránh xa tội lỗi. Một khi nhờ làm việc mà có được của cải vật chất dồi dào, cuộc sống đầy đủ, sung túc, thì ai lại cam tâm làm những việc bất chính, bất lương. Một khi lao động đem đến cho người ta niềm vui, niềm hạnh phúc, thì những ý nghĩ đen tối, những thói hư tật xấu cũng đâu còn điều kiện nảy sinh. Một khi người ta đã thành đạt bởi làm việc hết mình, ai lại còn dại dột lao xuống vũng bùn tội lỗi nhơ nhớp. Trong các nhà tù giam giữ tội phạm, có lẽ không nhiều tù nhân vốn là người lao động chân chính. Phần lớn chắc chắn là những kẻ bất hảo, lười biếng, thích hưởng thụ mà không muôn nhắc tay động chân làm bất cứ việc gi.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “tuổi hai mươi”

Tuy nhiên, câu nói của Voỉtaire có thể không đúng với mọi trường hợp. Khi con người làm việc mà không được trả công xứng đáng, không được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu, thì ba tai hoạ như nhà văn đã nêu vẫn có nguy cơ tồn tại. Ngay ở nước ta hiện nay, không ít người lao động trong các khu chê xuất, khu công nghiệp phải hưởng mức lương rất thấp, cuộc sống của họ chưa thể nói đã thoát khỏi tình trạng túng quẫn. Một số nơi trên thế giới, có những người bị tước đoạt mọi quyền, phải làm việc quần quật như tù khổ sai mà không bao giờ được hưởng thành quả do mình làm ra. Với họ, lao động chẳng những không giúp thoát khỏi khổ cực, buồn chán, mà ngược lại, còn là những cực hình. Và, tội lỗi cũng có thể nảy sinh từ đó.

Câu nói của Voltaire quả là rất đáng suy ngẫm. Là những học sinh chuẩn bị bước vào đời, ta hiểu rằng, tương lai phải được bắt đầu bằng nhận thức và hành, động của chúng ta ngay từ bấy giờ. Mong muốn chính đáng của thế hệ trẻ hôm nay là được học tập, được trang bị những trí thức cần thiết, để ngày mai lập nghiệp bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Được lao động và được hưởng thụ xứng đáng thành quả lao động, tạo lập cuộc sống bản thân và góp phần xây dựng đất nước, đó là những gì mà chúng ta cần ra sức phân đâu ngay từ hôm nay.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *