Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 4
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 4)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày Tôi học cây xương rồng Trời xanh cùng nắng, bão Tôi học trong nụ hồng Màu hoa chừng rỏ máu Tôi học lời ngọn gió Chẳng bao giờ vu vơ Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ Tôi học lời con trẻ Về thế giới sạch trong Tôi học lời già cả Về cuộc sống vô cùng Tôi học lời chim chóc Đang nói về bình minh Và trong bia mộ đá Lời răn dạy đời mình. |
(Đỗ Trung Quân)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, tác giả đã học được những bài học gì trong các câu thơ sau: (1 điểm)
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão Tôi học trong nụ hồng Màu hoa chừng rỏ máu. |
Câu 4. Đọc văn bản, anh/chị hiểu như thế nào vê’ ý nghĩa của nhan đề: “Ngụ ngôn của mỗi ngày”? (1 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể quan niệm học của nhà thơ Đỗ Trung Quân trong phẩn Đọc hiểu.
Câu 2. (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự đo.
Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên để thấy tài năng của Hồ Chí Minh khi viết đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. (0,5 điểm)
Câu 2. Biện pháp tu từ nổi bật: Điệp cấu trúc: Tôi học.., tôi học lời… (0,5 điểm)
Câu 3. TÁc giả học được những bài học quý từ thiên nhiên: Cây xương rồng cho bài học yề nghị lực sống trong môi trường rộng lớn (trời xanh) và khắc nghiệt (nắng bão); nụ hồng cho bài học về những gì đẹp đẽ (màu hoa) có khi phải trả giá bằng cả nỗi đau (rỏ máu). (1 điểm)
Câu 4. Ý nghĩa nhan đề: Mỗi ngày, cuộc sống quanh ta đểu mang đến cho ta những bài học quý báu như những câu chuyện ngụ ngôn vậy. (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1.(2 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
– Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Quan niệm về việc học của Đỗ Trung Quân:
+ Là quan niệm đúng đắn về việc học. (0,5 điểm)
+ Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống. (1 điểm)
– Bài học: Học là quá trình chúng ta trau dồi thường xuyên, mỗi ngày. (0,5 điểm)
Đoạn văn mẫu:
Sự học giống như một quyển sách không có trang cuối. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nêu lên những quan niệm đúng đắn về học thông qua bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày. Đó là học trong sách vở và học ở cuộc sống xung quanh. Thiên nhiên, con người quanh ta luôn là người thầy vĩ đại, dạy cho ta những bài học vô giá. Bởi học không phải chỉ là tiếp thu trì thức mà còn là quá trình làm giàu cho tâm hổn bằng lòng yêu thương rộng lớn như biển cả, bằng nghị lực ý chí vượt chông gai, bằng sự biết ơn,… Chỉ có cuộc sống mới dạy ta đẩy đủ và ý nghĩa nhất tất cả những điều đó. Cuộc sống là trường đại học của mỗi người. Hãy mở lòng mình với cuộc sống và con người quanh ta để thấy yêu hơn cuộc sống này và nhận những bài học ý nghĩa mà cuộc sống dạy ta. Như thế, sự học là quá trình trau dồi thường xuyên hằng ngày để mở rộng hiểu biết và để hoàn thiện nhân cách sống.
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiểu cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a) Mở bài
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích.
b) Thân bài
1. Khái quát hoàn cảnh, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận của tác phẩm
2. Vị trí và vai trò của đoạn trích: Là đoạn mở đầu, có vai trò đặt vấn đề cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
3. Nhiệm vụ của phấn mở đầu bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài.
Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà dẫn lời bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc.
4. Ý nghĩa sâu sắc
– Dẫn dắt hai bản tuyên ngôn nổi tiếng đã thành những chân lí tiến bộ được cả thế giới thừa nhận, Hồ Chí Minh đã tạo sức thuyết phục cho phần đặt vấn đề gián tiếp, thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng của Bác.
– Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
+ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá miệng” bọn thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đang âm mưu xâm lược nước ta.
+ Kiên quyết vì đã lấy “gậy ông đập lưng ông”, nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của chính cha ông họ.
– Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại, của hai nước lớn, như thế cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). Đằng sau nghệ thuật viết văn nghị luận là một niềm tự hào dân tộc chan chứa của Hồ Chí Minh.
– Sau khi nhắc đến quyền tự do, bình đẳng của mỗi người trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dần tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyển sung sướng và quyển tự do”. Ý kiến “suy rộng ra” ấy là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.
5. Nghệ thuật: Mở đầu bằng lời hô gọi thu hút: “Hỡi đồng bào cả nước” và kết thúc phần đặt vấn đề bằng một câu khẳng định chắc nịch: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu, giọng văn hùng hồn, đoạn văn mở đầu đã nhấn mạnh cơ sở pháp lí vững chắc cho lời tuyên bố độc lập ở phần sau.
c) Kết bài
Khẳng định lại đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật đặc sắc, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ.
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 3 tại đây