Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo…)

Cảm nghĩ của em về người thân – Bài làm thứ nhất

Mỗi khi nhắc đến hai từ “ông nội” là biết bao nhiêu kỉ niệm, lòng thương nhớ lại tràn về trong tâm trí em. Ông nội em là một người hiền lành, chất phác mà không hiểu sao thần Chết lại cướp ông em đi để lại cho mọi người bao thương nhớ.

van mau cam nghi ve nguoi than Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo...)

Tất cả những gì em biết về ông nội em đều rất ít ỏi. Qua lời kể của bố em, em được biết rằng, ông em được sinh ra ở mảnh đất Quảng Ngãi ở tận miền Nam của đất nước, nơi mà mọi người quen với nằng và gió biển, làn da dám nắng. Đến năm 18 tuổi, ông nhập ngũ. Ông theo đoàn hành quân từ Nam ra Bắc đánh đuổi thực dân Pháp. Khi ở miền Bắc ông đã vinh dự được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần. Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi nước Việt Nam, ông không trở lại miền quê Quảng Ngãi mà ở lại lập gia đình tại chính Điện Biên đây. Ông có tất cả bảy người con, trong đó có 5 nam, 2 nữ. Nhờ biết cách dậy dỗ con cái nên các bác, các cô ai cũng thành đạt. Qua lời kể đầy cảm xúc của bố em cảm nhận được sự can đảm, lòng yêu nước của một người lính ngày nào. Tuy thế nhưng mỗi khi trò chuyện với con cháu, ông hầu như không nhắc đến cuộc chiến tranh mà ông đã tham gia. Vì ông cho rằng chiến tranh là vô nghĩa, ông nhập ngũ chỉ vì cảm thấy xót thương cho những người dân vô tội phải chịu cảnh nước mất nhà tan, chịu sự hành hạ của thực dân pháp. Ôi ông thật là một người can đảm, giản dị mà đầy tình thương. Ông cũng rất biết các yêu thương con cháu, chính ông đã đặt tên cho em, cái tên “Kim Phượng” nghe sao lại thấy hay đến vậy. ở nhà ông có một vườn rau nhỏ, rau của ông không nhiều nhưng cây nào cũng xanh tốt. Vậy mà tháng 3 vừa qua, ông đã ra đi. Vào ngày đó, ông bị cảm lạnh, ông ho từng cơn dữ dội. Bác em nói hy vọng không có nhiều vì năm nay ông đã 90 tuổi. Tuy đã nghe bác nói vậy nhưng mắt ai cũng chứa chan hy vọng. Nhưng thần chết đâu có động lòng, đâu có tha cho ai và ông đã ra đi mãi mãi. Em không còn ông nội nữa! không còn nữa! Ông nằm bất động giữa mọi người, mắt ông nhắm, thanh thản. Ông không vuốt tóc em như mọi khi. Ông không cười nói một cách vui vẻ nữa. Bàn tay ông lạnh ngắt.

Xem thêm:  Tóm tắt  ”Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Ông ơi! Ông tỉnh dạy đi! Mọi người đến đầy đủ rồi ông ơi! Ông tỉnh dạy đi chứ! Tiếng kêu gào của mọi người làm em không cầm được nước mắt. Em chỉ biết đứng một góc phòng nhìn ông. Giờ đây không thứ gì có thể gọi ông dạy được nữa. Ông ơi!

Có thể ông đã rời xa em nhưng em vễn luôn cảm thấy được sự hiện hữu của ông. Dù ông ở thiên đường hay ở bất cứ nơi đâu. Em biết rừng ông sẽ luôn theo dõi và bảo vệ em trong suốt những chặng đường dài của tương lai

Cảm nghĩ của em về người thân – Bài làm thứ hai

“Bố” một tiếng thật thân thương và gần gũi nhữn lạo chất chứa bao nhiêu công lao to lớn, thế nên ông cha ta mới có câu: “Công cha núi ngất trời” và ẩn chưa trong những công lao ấy là tình yêu bao la của tình cha.

Tình cha con luôn là thứ tình cảm không thể thiếu được, đó là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và tha thiết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì cho bố bởi rằng ngôn ngữ không thể nào đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời văn từ sâu trong trái tim dành cho bố. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và mãi mãi về sau.

Người bố đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đánh tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, mua xe hay dựng vợ, gả chồng cho con cái… thường là do người bố quyết định. Trách nhiệm của người bố rất nặng nề, con cái hư hay ngoan chủ yếu là do sự bảo ban và dạy dỗ của người bố. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người bố nghiêm khắc, dẫu cách thức biểu hiện tình yêu thương có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn dạy dỗ con lên người và trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng ngại vất vả, nhọc nhằm, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha ngoài những việc đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vong tay yêu thương của cha mẹ.

Xem thêm:  Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học

Có biết bao người làm bố chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem trên mạng thấy được những người bố phài làm lũ, quần quật làm những việc như: Quét rác, đội than, đạp xích lô… không từ bổ bất cứ việc gì miễn là lương thiện để kiếm tiền nuôi con ăn học đến nơi, đến chốn.

Bố em là một người công nhân chăm chỉ, ít nói, chỉ nói những câu đánh nói để nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên em khi gặp chuyện buồn hay khen ngợi em khi em làm được điều hay, điều tốt. Bố còn dạy em lòng dũng cảm, tự trọng và tính tự lập, có lần bố bảo em rằng: “Đã là người thì phải có ý chí, nghị lực tiến lên phía trước, không được ngại khó, ngại khổ”.

Em nhớ có lần mẹ bị tụt huyết áp phải nằm viện. Những ngày ấy bố vừa làm tròn vai trò người bố, vừa gánh thêm vai trò người mẹ: Sáng sáng bố dạy nấu cơm cho con ăn rồi đưa em trai em đi học, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc đàn gà, ngan. Bố lo lắng cho mẹ đến hốc hác cả khuân mặt, đôi mắt bố nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống.

Bố em là con thứ tư trong gia đình của ông bà nội, các bác, các cô, các chú đều ở xa. Do công việc không được ổn định nên bố chỉ làm những việc vặt ở nhà. Có lần thấy bà muối dưa ngon, bố liền lăn vào bếp loay hoay bên bếp củi nấu bát canh chua cho ông bà nội, bởi đây là món ông bà rất thích ăn. Bố đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo đánh trân trọng của bố dành cho ông bà.

Xem thêm:  Giải thich ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…

Bố là người giấu đức hy sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có những lúc đi làm xa về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt của bố nhưng bố vẫn nở nụ cười tươi, vẫn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ bố kêu ca, than vãn là mệt mỏi hay cuộc sống có qua nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em đã học được từ bố, một đức tính mà một người đàn ông có được.

Bố luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em sẽ luôn nghe lời bố và không bao giờ làm bố buồn lòng để bố luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc bên em.

Bài liên quan

Kể lại nỗi buồn hay niềm vui tuổi thơ hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Buồn vui tuổi thơ ai cũng có. Em hãy kể lại nỗi buồn…

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất…
Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình – Bài làm…
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *