Tả về loài cây em yêu

Tả về loài cây em yêu – Bài làm 1

Cảnh đẹp thiên nhiên của làng quê Việt Nam có rất nhiều cảnh sắc đẹp, biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: Mái đình, cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, lũy tre… Dù có đi đâu thì hình ảnh luôn khắc sâu trong tim chúng ta là cây tre:

“Ví dầu cầu bắc đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”

van mau viet ve loai cay em yeu quy nhat Tả về loài cây em yêu

          Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấu cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, đất nước Việt Nam.

“Tre xanh xanh tự bao giờ, chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Không biết tre có từ đâu nhưng từ thời Hùng Vương thứ 6 đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc, thẳng đứng, cao vút, bất khuất, vươn lên bầu trời xanh. Lá thì mong manh, manh áo cộc bên ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiện âu yếm, hy sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung, biết kết nên lũy nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh nào tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên cường, bền bỉ, vững chài trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đá vôi bạc màu tre vẫn xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hóa thân ấy đã xóa bỏ ranh giới giữa người và sự vật. tre là người bạn thân của còn người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: làm diều, làm đèn trung thu… Tre trưởng thành trong lao động, hiện diện trong đời sống của con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà cửa… từ lúc sinh ra đến khi mất đi, tre và con người sống chết có nhau chung thủy.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

“Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính”

Là một nền văn hóa nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, say, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh trưng khi mùa xuân về, khít chặt như những mỗi tình quê cái thủa ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già. Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hóa. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê, xao xuyến, bâng khuâng, man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người, tre lăn xả vào kẻ thù, vào cái ác, dù là cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. tre là đồng chí, vì ta đánh giặc. Cây tre nhũn nhặn, nhọn hoắt mũi tầm vong, với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đuổi giặc Ân cứu nước.

“Tre già măng mọc” đó chính là chu kỳ sống của cây tre đấy! Nhớ rằng tre như một người nông dân chất phát mộc mạc, chụi khó, chịu thương. Tre như một biểu tượng thiêng liêng cho sức mạnh hùng hồn, bền bỉ, tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Mặc dù trải qua bao khó khăn, gian khó tre vẫn kiên cường để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa:

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh, xanh mãu, một màu tre xanh”

Tả về loài cây em yêu – Bài làm 2

Vườn nhà em có rất nhiều loài cây. Em đã quen với việc chăm sóc cây từ khi còn bé xíu, em yêu quý chúng lắm. Em thấy cây cối trong vườn giống như những người bạn của mình. Trong các loài cây đó em yêu quý nhất là cây Ổi ở cạnh bờ ao.

Cây Ổi nhà em là giống ổi đào, nó bằng tuổi bố em đấy. Ông em kể rằng đúng ngày bà nội em sinh ra bố em ở bệnh viện thì ông em trồng cây Ổi này. Vì ở cạnh bờ ao nên cây Ổi không lớn cao lên mà vươn ra phía mặt ao. Nó chỉ có mỗi cái gôc ở trên bờ con tất cả phần thân cành thì mạo hiểm ngả xuống phía ao. Ông em đã tốn rất nhiều công sức để nó không bị bật rễ ngà nhảo xuống ao. Cả một đoạn dài bờ ao phía cây Ổi, ông em phải kè rất chắc chắn bằng gạch và xi măng, rồi ông lại phải thường xuyên đắp đất cho cây Ổi. Em rất tự hào vì trong vườn nhà mình có một dẫn chứng hùng hông để bác lại chân lý của bọn bạn là: “Cây luôn luôn mọc thẳng”. Từ trong nhà nhìn ra em thấy cây Ổi giống như hình ảnh một con Công đang cúi đầu. Cái gốc đang cắm chắc vào ụ đất của nó giống như cái đầu của con Công đang cúi xuống, thân cây là mình con Công, đám cành lá phía ngoài mặt ao là đuôi con Công đang xoè rộng. Nhìn thì như vậy nhưng cây ổi nhà em dẻo dai và khoẻ khoắn lắm chứ không yểu điệu như con Công đâu. Mùa hè đến em lại được vắt vẻo trên cành Ổi to nhất, chân thò xuống ao têu bọn Nhện nước và Loang quang là trò chơi thú vị nhất của em với lũ bạn. Thân cây Ổi rất nhẵn nhưng méo mó chứ không tròn trịa như thân cây Cam, cây Bưởi. Nước da của nó rất đẹp màu nâu sẫm, chỗ em thường ngồi nó bành ra, nhẵn thín và phẳng cũng chính là chỗ ngồi trước đây của bố em và các cô chú. Lá Ổi không trơn như lá Cam, lá Bưởi, sờ vào tháp ram ráp ở tay. Ông em bảo: “Lá Ổi cũng có tác dụng chữa bệnh đấy”, thỉnh thoảng em thấy các cô chú hàng xóm sang xin lá Ổi non, ông em hái cho một năm và dặn dò cách dùng. Còn búp Ổi non thì khỏi phải nói, cái Thơ em gái em mới học lớp 3 cũng biết khi nào phải dùng đến búp Ổi non. Mỗi khi nó bị đau bụng, ông em lại hái vài búp Ổi non sao vàng, hạ thổ rồi sắc lấy nước cho uống là khỏi ngay. Lạ thật cái búp Ổi be bé, mềm mại, màu xanh nhạt và có mùi hơi ngai ngái, vị chan chát ấy mà chữa bệnh lại rất hiệu quả. Các bạn có biết cây Ổi ra hoa, kết quả vào mùa nào không? Cuối mùa xuân là thời điểm cây Ổi ra hoa. Hoa Ổi có màu trắng, trổ thành từng chùm rất đẹp nhưng không thơm như hoa Bưởi, hoa Chanh. Đầu mùa hạ, trên cây đã đầy những trái Ổi non. Quả Ổi khi còn non có màu xanh đậm, tươi roi rói nhưng chẳng hấp dẫn chút nào vì nó cứng lại thêm vị chát. Nó chỉ có một công dụng duy nhất là để cái thơ và lũ bạn của nó làm quả chuyền. Mỗi khi bọn nó chơi chuyền, ông em lại dùng cái sào có gắn một cái lưỡi nhỏ ở trên đầu lựa cho một quả ở chỗ cao và xa nhất. Ông em bảo những quả như vậy khi chín mình không thể tranh nổi với lũ chim. Quả Ổi ăn ngon khi bắt đầu ương. Quả Ổi ương phồng to hơn hẳn, màu da cũng sáng trắng ra, mềm hơn và không có vị chát, ruột màu hồng nhạt nhưng mùi thơm thi chưa rõ. Quả Ổi chín có màu vàng ruộm như màu của rơm nếp. nếu không nhẹ tay nó sẽ dễ dàng rơi ra khỏi cuống. Ổi chín thơm lừng, ruột màu hồng tươi (vì nó là Ổi đào mà). Mỗi khi đén mùa Ổi chín thì mùi thơm hay khắp vườn. Ổi cũng là nguồn thu nhập của gia đình em vì Ổi đào ai cũng thích ăn nên bán rất chạy.

Xem thêm:  Tôi thấy mình đã khôn lớn

Xung quanh cây Ổi chính em được học từ ông rất nhiều bài học giản dị nhưng rất bổ ích đối với đời sống. Chúng em bảo nhau cùng ông chăm sóc cây ra nhiều búp, nhiều quả để mỗi mùa Ổi chín nhà em lại rộn ràng tiếng cười, bờ ao lại rộn tiếng chim.

Bài liên quan

Kể lại nỗi buồn hay niềm vui tuổi thơ hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Buồn vui tuổi thơ ai cũng có. Em hãy kể lại nỗi buồn…

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất…
Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình – Bài làm…
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *