Phải bán chó, lão Hạc mắt ầng ậng nước, rồi hu hu khóc. Ông giáo thì muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc

Đề bài: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. So sánh vả chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

-Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[…] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc.

-ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao?

-Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ — nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại.

-Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cung là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *