Soạn bài bố cục của văn bản
I.Bố cục của văn bản
Đọc văn bản Người thầy cao đức trọng.
1.Văn bản trên chia làm 3 phần và ranh giới các phần :
-Phần 1 : câu mở bài
-Phần 2 : từ « học trò theo ông » đến « cho vào thăm ».
-Phần 3 : câu kết bài.
2.Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản.
-Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
-Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
-Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.
3.Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản :
Quan hệ giữa các phần trong văn bản theo kiểu bố cục này có thể phân tích như sau :
-Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.
Vì vậy mối quan hệ giữa các phần trong văn bản phải chặt chẽ, thống nhất.
4.Từ việc phân tích bố cục của văn bản trên, ta thấy văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có 3 phần.
Phần 1 : phần mở bài, chỉ có 1 câu « Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi ». Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.
Phần 2 : phần thân bài kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học. Thái độ của ông đối với vua Dụ Tông, can ngăn không được, ông trả mũ áo từ quan. Học trò của ông từ người làm quan to đến thường đều nể sợ ông.
Phần 3 : phần kết bài nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất. « Khi ông mất mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long ».
Các phần của văn bản đã phát triển và thống nhất để thể hiện chủ đề văn bản.
II.Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
1.Phần thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ?
Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí : nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.
2.Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.
-Đó là cậu bé rất thương mẹ, dù bà cô có dùng lời xúc xiểm nói xấu mẹ.
-Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ khi chú bé gặp lại mẹ. (Niềm sung sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve, âu yếm…)
3.Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả diễn biến trước, sau qua thời gian, không gian và thứ tự các tình tiết thể hiện chủ đề bài văn.
4.Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề « Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng ».
Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông :
-Học trò theo học rất đông
-Nhiều người đỗ cao.
-Vì thế ông được nhà vua « vời ông ra dạy thái tử học ».
-Nhưng đến đời Dụng Tông « vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần ». Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…
Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ « người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức » để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm « Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng ».
Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về « đạo cao đức trọng » của ông.
5.Đây là phần chủ yếu của văn bản, phần này nhằm triển khai vấn đề nhiều mặt, nhiều khía cạnh rồi lần lượt giải quyết, tiến tới giải quyết toàn bộ vấn đề đặt ra.
a.Yêu cầu của phần thân bài.
Triển khai cụ thể chi tiết và toàn diện vấn đề đã được đặt ra ở phần mở đầu.
b.Nội dung cơ bản của phần thân bài.
-Lần lượt trình bày các bộ phận, các phần của vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông thường các bộ phận, các phần trên tương ứng một luận điểm. Từng luận điểm lại được triển khai thành các luận cứ để làm sáng tỏ hoặc chứng minh theo luận điểm.
-Các luận điểm cấn được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh mối quan hệ logic nội tại của chúng.
III.Luyện tập
Câu 1. Phân tích cách trình bày các đoạn văn sau.
a.Trình bày theo thứ tự không gian :
Xa … gần … tận nơi … xa dần.
-Xa xa từ vệt rừng đen…
-Càng đến gần những đàn chim bay…
-Đứng dưới gốc cây có thể thò tay…
-Xa xa thấp thoáng…
b.Trình bày ý theo thứ tự không gian:
-Ba Vì – xung quanh Ba Vì.
-Riêng về Ba Vì lại trình bày theo thứ tự thời gian.
c.Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh:
-“Lịch sử thường sẵn những trang đau thương… Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét…”
-“NGhe Truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi…”
(Nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa…)
Câu 2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:
-Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.
-Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.
-Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.
-Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.
Câu 3. Các em tự chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.