Soạn bài câu trần thuật
I.Đặc điểm hình thức và chức năng
1.Tất cả các câu trong đoạn trích a, b, c và d trừ câu “Ôi Tào Khê”.
2.Những câu này dùng để:
-Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).
-Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).
-Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).
-Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).
3.Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.
II.Luyện tập
1.Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.
a.Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b.Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.
2.Câu thứ hai trong phần định nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đổi thử lương tiêu nại nược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cũng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
3.Xác định kiểu câu và chức năng:
a.Câu cầu khiến
b.Câu nghi vấn
c.Câu trần thuật
Cả ba câu đều dùng để cầu khiến trong đó câu b và c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàn và nhã nhặn hơn câu a.
4.Những câu a và b là câu trần thuật dùng để:
a.Giải thích và đề nghị
b.Kể và đề nghị.
5.Đặt câu trần thuật dùng để:
-Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.
-Xin hỗi: Em xin lỗi anh.
-Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.
-Chúc mừng: Cô chúc mừng em.
-Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.
6.
-Hôm qua, tớ được đi xem phim “Xác ướp Ai Cập” phần II.
-Cậu đi với ai?
-Với bố mẹ tớ. Eo ôi, cảnh trong phim làm mình sợ quá.
-Kể cho tớ nghe với!