Soạn bài cô bé bán diêm

Soạn bài cô bé bán diêm của An-đéc-xen

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ hơn?

-Truyện này có thể chia làm ba phần:

+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ « Sáng hôm sau… » đến « em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu ».

-Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn :

+ Em quẹt que diêm thứ nhất : thấy vui như ngồi trước lò sưởi.

+ Em quẹt que diêm thứ hai : thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.

+ Em quẹt que diêm thứ ba : thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.

+ Em quẹt que diêm thứ tư : sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.

+ Em quẹt que diêm thứ năm : hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Câu 2. Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé :

-Hoàn cảnh của em bé bán diêm.

+ Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)

+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.

-Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp :

+ Đầu trần, chân đất (đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì lạnh).

+ Quần áo cũ kỉ, tạo dề đựng đầy diêm mang đi bán, tay còn cầm thêm một bao nữa.

+ Bụng đói.

+ Lo âu vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về vì sợ bố đánh.

-Bối cảnh :

+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.

+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm (tuyết phủ trắng xóa cả phố sá, gió bấc thổi vun vút…)

-Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :

+ Quá khứ – hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).

+ Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.

Sự tương phản làm nổi bật hình ảnh và cảnh ngộ em bé : bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.

Câu 3. Chứng minh rằng những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng ?

-Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé :

+ Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.

+ Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.

+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.

+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Những cảnh đầu là những cảnh gần với sự thật, lúc em bé đang bị đẩy vào cảnh đói rét, không được như mọi người náo nức đón năm mới. Những cảnh sau, nhất là cảnh cuối cùng, là những ảo ảnh do em tưởng tượng nên, khôn có thực.

Câu 4. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và đoạn kết nói riêng.

Cô bé ban diêm đa qua đời trong giấc mộng (má hồng, môi mỉn cười), em đã chết thảm thươn trức sjw lạnh lùng của cảnh vật xung quanh và của mọi người qua đường. Nhưng cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi của ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em bé đã chết, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp của một truyện cổ tích bi thương.

Câu 5. Nghệ thuật.

Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.

Câu 6. Ý nghĩa.

Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *