Soạn bài liên kết các đọan văn trong văn bản

Soạn bài liên kết các đọan văn trong văn bản

I.Kiến thức cơ bản

A.Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:

1.Hai đoạn văn trong SGK cùng kể về nhà trường, bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau vì:

-Đoạn trước kể về ngày học sinh tựu trường.

-Đoạn sau kể tác giả có ghé lại nhà trường một lần… nêu cảm tưởng về trường lớp.

2.

a.Nhưng hai đoạn văn này được viết lại có thêm tổ hợp từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn.

b.Hai đoạn văn đã diễn tả bảo đảm tính mạch lạc của văn bản.

c.Như vậy, tổ hợp “trước đó mấy hôm” là phương tiện chuyển đoạn, để chúng liền ý, liền mạch.

B.Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.

Có hai biện pháp để chuyện đoạn văn:

1.Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.

a.Hai đoạn văn của Lê Trí Viễn dùng từ ngữ để chuyển đoạn Trước hết, đầu tiên, bắt đầu là làm phương tiện chuyển đoạn.

Như vậy hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê nên từ ngữ chuyển đoạn là Bắt đầu là tìm hiểu … Sau khâu tìm hiểu.

b.Hai đoạn văn của Thanh Tịnh dùng các từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, thế mà, tuy vậy… làm phương tiện chuyển đoạn.

Hai đoạn văn này đã dùng các từ: trươc đó mấy hôm… nhưng lần này lại khác… làm phương tiện chuyển đoạn.

c.Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ. Trước đó là lúc nhân trước nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.

d.Đọc đoạn văn (Hồ Chí Minh – cách viết) ta thấy có những từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết như tóm lại, nói tóm lại.

Hai đoạn này có ý nghĩa tổng kết, khái quát, nên từ liên kết chuyển đoạn là: bấy giờ, nói tóm lại.

2.Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:

Câu liên kết hai đoạn văn của Bùi Hiển là “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Đây là câu nối.

II.Luyện tập

Câu 1. Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong đoạn trích của Lê Trí Viễn, Thạch Lam và Nguyễn Đăng Mạnh là:

a.Nói như vậy…

b.Thế mà…

c.Cũng cần (nối đoạn 2 với đoạn 1) tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).

Câu 2. Các em chép các đoạn văn vào vở bài tập rồi chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp (trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn:

Gợi ý:

a.Từ đó

b.Nói tóm lại

c.Tuy nhiên

d.Thật khó trả lời.

Câu 3. Viết một số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan “cai đoạn chị Dậu…”. Tác giả đã tả sự việc rất phù hợp với logic, khách quan và tính cách nhân vật.

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *