Soạn bài ôn tập về luận điểm

Soạn bài ôn tập về luận điểm

I.Khái niệm luận điểm.

1.Chọn (c).

2.a.

b. Xác định hai luận điểm như vậy là đúng. Vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề ‘Cần phải dời đô đến Đại La’, một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.

II.Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

1.

a.Vấn đề được đặt ra trong bài ‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm ‘Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn’ thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.

b.Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm ‘Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô’ thì mục đích của nhà vua khi ban ‘Chiếu dời đô’ có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề ‘cần phải dời đô đến Đại La’.

2.Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.

III.Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

1.

a.Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện cần của luận điểm

b.Hệ thống tứ hai không đạt được điều kiện đó. Là bởi :

-Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác (không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao, cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng), cũng có luận điểm chưa phù hợp với luận đề (chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập). Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trên đó.

-Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng, rành mạch (bởi mạch vân không thông suốt), các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo (ví dụ : ý ‘cần đổi mới phương pháp học tập’ sẽ phải nói đi nói lại suốt bài). Vì thế trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.

2.Luận điểm phải chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.

-Sự phân chia ra các luận điểm ngang bậc nhau chỉ được dựa vào một căn cứ duy nhất.

-Các luận điểm ngang bậc nhau phải loại trừ nhau, không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau.

-Các luận điểm phải được sắp xếp đúng theo logic của quá trình giải quyết vấn đề, luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau tiếp thu và phát huy kết quả của luận điểm trước.

-Các luận điểm cũng cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận. Sự nghị luận nên đi theo trình tự : từ cái dễ thấy hơn đến cái khó nhận ra hơn, từ cái quen thuộc hơn đến cái mới lạ hơn, từ cái ở mức độ thấp hơn đến cái ở mức độ cao hơn…

IV.Luyện tập.

1.Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là ‘Nguyễn Trãi là một ông tiên’, cũng khong hẳn là ‘Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc’, mà là ‘Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ’.

2.

a.Các luận điểm lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề ‘Giáo dục là chìa khóa của tương lai’ (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Vì thế, không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như : Nước ta có truyền thống giáo dục lâu dài) làm luận điểm của bài văn.

b.Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sữa chữa theo trình tự dưới đây :

Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau :

-Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống… trong tương lai.

-Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.

-Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

-Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *