Soạn bài viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I.Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Đoạn văn a và b có câu chủ đề đầu đoạn, có một số từ ngữ chủ đề (đoạn a: thiếu nước sạch nghiêm trọng, đoạn b: Phạm Văn Đồng: nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn). Các câu sau có chức năng chứng minh cho ý chủ đề.
2.Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
-Nhược điểm của các đoạn văn a và b: sắp xếp lộn xộn các ý.
-Sửa chữa lại:
a.Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút bi. Đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ – những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.
Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần bỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bú hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).
b.Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi trên đế đèn có công tắc đẻ bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:
Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rộng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng được luồn trong đó.
Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.
II.Luyện tập
Câu 1.
a.Mở bài: Nếu ai đi qua trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xin dừng chân lại ghé thăm trường tôi. Đó là trường THCS Võ Thị Sáu. Ngôi trường không rộng mà nhỏ xinh, nằm khuất sau hàng câu phượng lá xanh um rợp mát.
b.Kết bài: Chỉ còn một thời gian nữa thôi, tôi sẽ phải từ giã mái trường này để lên lớp vào trường THPT. Biết bao kỉ niệm đẹp của thầy cô, bạn bè đã lưu lại nơi đây. Mỗi lần nghĩ vậy, tôi càng thấy gắn bó và yêu thương hơn bao giờ hết mái trường cấp hai xinh xắn, thân thuộc này.
Câu 2.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sauk hi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.
Câu 3.
Sách “ngữ văn 8” (tập một) có 17 bài, trong đó mỗi bài chủ yếu có ba phần: phần văn, phần tiếng Việt và phần tập làm văn. Phần văn bao gồm văn bản, đọc – hiểu văn bản để chốt lại một số ý ghi nhớ và bài tập thực hành được chia thành các đề mục để rú rag hi nhớ về lý thuyết và luyện tập nhằm củng cố lý thuyết đã học. Còn phần tập làm văn, trước khi rút rag hi nhớ cũng có nội dung các bài tập và sau cùng là phần luyện tập (có thể tham khảo bài 1).