Đề bài: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
1.Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu thuyết minh về một thể thơ cổ. Thể thơ này các em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 với một số bài như: Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà… Tuy vậy, việc hiểu về thể thơ chắc chắn chưa thể đúng và đầy đủ được. Bời vậy, các em cũng cần đọc thêm một số bài thơ làm theo thể thơ này và tìm hiểu kĩ hơn về luật thơ.
Khi viết bài, không đơn giản là chỉ nêu vài nét về niêm luật mà các em còn phải nêu các dẫn chứng để minh họa cho các đặc điểm ấy.
Cần trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu nhưng cũng uyển chuyển, lôi cuốn vì đây là thuyết minh về thể’ loại thơ.
2.Dàn ý sơ lược
Mở bài:
—Giới thiệu về thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
-Nêu vai trò, giá trị của thể thơ này trong nền văn học dân tộc.
Thân bài:
—Giới thiệu xuất xứ của thể thơ.
—Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Gồm bao nhiêu câu? Số chữ trong mỗi câu?
+ Cách gieo vần?
+ Bài thơ gồm mấy phần? Đặc điểm của từng phần?
+ Niêm, luật của bài thơ?
-Trong quá trình giới thiệu đặc điểm của thể thơ, cần nêu các ví dụ minh họa.
-Nêu nét đặc sắc cũng như điểm hạn chế của thể thơ.
Kết bài:
Nêu giá trị của thể thơ này.
3. Dàn ý chi tiết
Mở bài:
-Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.
-Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.
Thân bài:
-Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường – Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
-Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.
+ Bài thơ gồm bôn phần đề – thực – luận – kết.
+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.
+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4 — 6 — 8 và là vần bằng.
+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B – T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.
+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
-Ưu – nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
– Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa
Kết bài:
Nêu giá trị của thể thơ này.