Đề 75: Suy nghĩ về lời nói của người xưa :” Người ta không biết trọng cái thực … khi được gặp”- Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 75: Suy nghĩ về lời nói của người xưa:” Người ta không biết trọng cái thực … khi được gặp”- Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ về lời nói của người xưa

ĐỀ 75:

Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về lời nói của người xưa:

“Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy về cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi huống chi là cái vận may không mấy khi được gặp”.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Nhiều lúc tôi tự hỏi; “Vận may là gì nhỉ? Tại sao nó không đến với mình?”. Chắc hẳn rằng nhiều người cũng có câu hỏi tương tự như tôi. Nhưng các bạn biết không, một ngày nọ tôi chợt nhận ra rằng, thực lực của chúng ta quan trọng hơn vận may rất nhiều lần. Nếu con người chỉ biết sống dựa vào may rủi thì không thể thành công. Nhờ đâu tôi học được chân lí đúng đắn ấy? Đó là do một lần tôi tình cờ đọc được câu nói của người xưa: “Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy về cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi huống chi là cái vận may không mấy khi được gặp”.

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa giáo dục của câu nói trên, Tôi và Bạn hãy cùng tìm hiểu một vài khái niệm được đưa ra. Vận may là gì? Vận may theo cách hiểu đơn giản nhất chính là may mắn khi chúng ta làm một việc gì đó thuận lợi, không gặp bất trắc. Còn thực lực là thế nào? Thực lực là tố chất, là khả năng của con người trong một hay nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, cũng có thể nói thực lực là tài năng vậy. Vận may có thể đến bất ngờ như chúng ta mong muốn sống bạn đừng chỉ trông chờ vào vận may mà hãy quan tâm hơn đến thực lực của chính bản thân mình. Câu nói của ông bà ta ngày xưa rất hay và đúng đắn. Nó răn đe những người không tự thân cố gắng, không dùng thực lực để chứng tỏ, khẳng định bản thân mà chỉ trông vào cái gọi là may rủi. Không chỉ vậy, câu nói còn khẳng định rằng chí khí của chúng ta cũng kém đi nhiều rồi huống hồ vận may lại không mấy khi được gặp. Là lời nhắc nhở cũng như lời khuyên chân thành, câu nói đáng để bạn và tôi cùng ngồi lại suy ngẫm thật nhiều.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề cá nhân và tập thể

Bạn đã từng nghe câu chuyện về một chàng trai lười biếng, hằng ngày anh ta nằm dưới gốc cây sung và há miệng chờ sung rụng xuống để ăn chưa? Anh chàng ấy cũng giống như chúng ta, chỉ biết nằm chờ vận may chứ chưa hề tự thân vận động. Thử hỏi nếu anh chàng kia chờ cả ngày mà chẳng được quả sung nào lọt vào miệng thì sao nhỉ? Vì vậy, ta nên hiểu rằng vận may và thực lực luôn là đôi bạn đồng hành trên chặng đường dài của cuộc sống, chúng bổ sung cho nhau và cùng hỗ trợ nhau giúp chúng ta thành công. Tại sao ư? Tôi có thể nêu vài ví dụ để các bạn hiểu thêm: Giả sử một người có thực lực thật sự nhưng anh ta lại không gặp may mắn khi đi phỏng vấn xin việc làm. Hay chẳng hạn một người khác may mắn được gọi đi phỏng vấn nhưng sau đó người ta biết được thực ra anh chàng này chẳng hề có một chút thực lực? Một số người khác trong những trường hợp khác lại không tự tin vào bản thân mình, họ chỉ mong sao mình may mắn và không hề quan tâm trau dồi thêm cho thực lực. Nhiều khi họ quên rằng mình cũng giống thật sự cái anh chàng trong câu chuyện “Há miệng chờ sung” kia, thiếu ý chí, thiếu ý thức và thực lực cũng thiếu nốt. Một khi ta thiếu ý chí rồi thì làm việc gì cũng khó khăn. Tôi có một câu hỏi nhỏ với các bạn nhé! Có bao giờ bạn ghen tị với những người khác bởi vì bạn cho rằng họ may mắn hơn mình chưa? Con người ai cũng muốn mình may mắn, hoàn hảo nhưng chả ai chịu cố gắng và coi trọng thực lực bản thân. Họ đâu biết rằng thực lực, ý chí là hai yếu tố quan trọng chứ đâu phải cái vận may kia (chỉ là yếu tố phụ góp thêm để tạo nên thành công). Tôi đã tìm đọc một câu chuyện từ quyển sách “Hạt giống tâm hồn” có tên gọi là “Chiếc bình nứt”. Câu chuyện kể về một người Ấn Độ dùng hai cái bình lớn để hằng ngày gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình bị nứt và nó luôn tự ti mặc cảm. Một ngày kia, nó giãi bày nỗi xấu hổ của mình với người gánh nước. Song người gánh nước đã chỉ cho nó những luống hoa xinh đẹp mọc bên phía đường mà nó đi qua. Lúc ấy, nó mới chợt hiểu ra rằng, nước chảy từ vết nứt của nó đã tưới mát những bông hoa kia. Bạn thấy không? Chúng ta cũng như chiếc bình nứt, luôn mong mình hoàn hảo như chiếc bình bên kia đầu gánh mà không thấy được thực lực của mình. Ảo vọng hoàn hảo và may mắn đã xâm chiếm hết con người ta, làm con người ta không biết trọng thực lực. Từ đó ta luôn mất đi niềm tin vào bản thân và trông chờ vào vận may không mấy khi được gặp. Bài học từ câu chuyện nhỏ mà tôi chia sẻ hy vọng phần nào giúp bạn lấy lại sự tự tin, chí khí của mình. Đừng là con người quá coi trọng may mắn bạn nhé. Trong cuộc sống này, vẫn rất nhiều thành công đâu chỉ vì gặp may mắn mà họ thành công là do bản thân họ có thực lực đấy bạn ạ! Điển hình như Walt Disney, Bill Gates, Lev Tolstoy hay Luis Pasteur… Họ là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo. Nhà văn Nguyễn Bá Học cũng từng nói: ‘‘Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đúng vậy, chỉ sợ chúng ta không có ý chí, không đủ thực lực để bước đi trên con đường đời thôi chứ nếu ta hội đủ các tố chất thì không cần phải lo sợ, đúng không?

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Người kể trong văn bản tự sự

Nói tóm lại, qua câu nói: “Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy về cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi huống chi là cái vận may không mấy khi được gặp” đã đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ và rút ra được bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Thứ nhất, chúng ta nên coi trọng thực lực. Thứ hai. vận may chỉ là yếu tố phụ. Thứ ba, cần phải có chí khí. Và cuối cùng, vận may rất ít gặp nên đừng trông chờ vào nó. Bài học kinh nghiệm đúc kết từ câu nói trên, tôi hi vọng rằng mọi người nên nhớ và suy nghĩ thêm. Mong rằng thành công sẽ mỉm cười với tất cả chúng ta, cho những ai biết trọng thực lực của chính mình.

Một lần nữa, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn rằng: Thực lực là quan trọng nhất, quyết định số phận cũng như thành công bạn ạ! Bác Hồ kính yêu cũng đã từng dạy thanh niên:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

Đừng quên lời tôi, bởi vì nó là chiếc chìa khóa kì diệu mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng của bạn đấy! cố gắng lên, rồi bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 76: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương’’ của Nguyễn Dữ tại đây.

Xem thêm:  Văn bản hành chính – Ngữ Văn 9

Tags:Đề 75 · Suy nghĩ về lời nói của người xưa · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *