Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Khổ 1 và 2 bài thơ “Viếng lăng Bác”

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả: Viễn Phương (1928 — 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

– Giới thiệu tác phẩm: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

– Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác.

– Khổ 2: Cảm xúc cùa nhà thơ trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.

– Trích dẫn 2 khổ thơ:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Dác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… “

II. THÂN BÀI

1. Khổ 1

– Nghệ thuật: cách xưng hô thân mật “con – Bác”, hình ảnh biểu tượng của dân tộc: cây tre, từ ngữ thể hiện cảm xúc dạt dào “Ôi!”, từ láy “xanh xanh”, thành ngữ “bão táp mưa sa”, nhân hóa “đứng thẳng hàng”.

– Nội dung: Câu thơ “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. Hình ảnh đâu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác chính là hàng tre. Biểu tượng hàng tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.

2. Khổ 2

– Nghệ thuật: Điệp ngữ “ngày ngày”, hình ảnh thực “mặt trời”, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời – Bác Hồ”, hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Xem thêm:  Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của thầy cô – Ngữ Văn 9

– Nội dung: Bác Hồ được ví như ánh mặt trời luôn tỏa sáng ban phát sự sống cho muôn loài, luôn sống mãi, vĩnh cửu cùng đất trời cũng như luôn sông mãi trong lòng của tất cả con dân Việt Nam. Cụm từ ngày ngày được lặp lại gợi cảm giác một thời gian vô tận, vĩnh viễn, không bao giờ ngừng, như tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Qua đó, nhà thơ còn bộc lộ niềm thành kính, biết ơn, ngưỡng vọng, tự hào của mình đối với Bác.

– Liên hệ thêm:

Người rực rỡ như mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người

(Sáng tháng năm – Tố Hữu)

III. KẾT BÀI

– Viếng lăng Bác là một bài thơ đặc sắc trong đó khổ 1, 2 là đặc sắc hơn cả.

– Qua hai khổ thơ trên, tôi càng cảm thấy yêu quý và kính trọng Bác Hồ và tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học thật tốt, thật giỏi để góp phần dựng xây quê hương, đất nước càng ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(Bác ơi – Tố Hữu)

Khi Bác mất, có không ít nhà thơ đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn của mình đối với vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Viễn Phương cũng không ngoại lệ, ông đã góp vào kho tàng thơ văn Việt Nam một bài thơ khiến người đọc cứ lưu luyến mãi: là bài “Viếng lăng Bác”. Đặc biệt, hai khổ đầu của bài thơ để lại cho ta những cảm xúc bồi hồi lạ thường:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân “

Bài thơ mở đầu với lời giới thiệu đậm chất ngôn ngữ Nám Bộ:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ”

Cách xưng hô của tác giả trong câu thơ đầu tiên này thật đặc biệt. Đó là cách xưng hô “Con” – “Bác” rất gần gũi, thân thương của người dân Nam Bộ. Dường như nó đã xoá tan đi mọi khoảng cách giữa một vị lãnh tụ vĩ đại và một công dân. Bởi vì trong thâm tâm mọi người, Bác là người cha kính yêu:

“Người là Cha, là Bác, là Anh.

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ ”

(Sáng tháng năm – Tố Hữu)

Cụm từ “ở miền Nam” như thông báo cho Bác biết rằng người con ấy đến từ một nơi rất xa xôi – miền Nam – mảnh đất anh hùng suốt mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ chỉ mong có ngày giành được độc lập, thống nhất, đón Bác vào thăm. Cụm từ ấy như thông báo cho Bác biết rằng: miền Nam máu mủ ruột thịt giờ đây đã được giải phóng rồi Bác ơi! Khi còn sống Bác vẫn nhớ miền Nam da diết, mong ngày được vào thăm miền Nam thân thương:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha ”

(Miền Trung nhớ Bác – Tố Hữu)

Động từ “thăm” cũng như một sự nói giảm nói tránh hay mặt khác còn là sự đấu tranh, đối lập giữa lí trí và thể xác. Dù nhà thơ không muốn tin Bác đã mất rồi nhưng sự thật hiện tại vẫn là thể. Tiếp đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp sau làn sương sớm mai là hàng tre xanh bát ngát, thấp thoáng bóng dáng quen thuộc của làng quê:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “

Từ cảm thán “Ôi” biểu thị bao niềm xúc động tự hào về hàng tre trước lăng Bác. Với biện pháp ẩn dụ hàng tre bát ngát xanh tươi trải rộng bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ của Bác. “Hàng tre xanh xanh” mộc mạc như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của tre hay dân tộc Việt Nam. Cái “xanh” ấy cũng đã được tác giả Nguyễn Duy nhắc đến trong thơ của mình:

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Từ ngày xưa đã có bờ tre xanh “

Quả thật, đi suốt chiều dài lịch sử, đâu đâu ta cũng thấy bóng tre thấp thoáng. Tre của Thép Mới “giữ nhà, giữ cửa, giữ túp lều tranh, giữ đồng lúa chín”. Tre anh hùng chống giặc ngoại xâm, luỹ tre làng còn là nơi tâm tình, hò hẹn cùa những đôi trai gái. Khi dần tiến tới lăng Bác, cảnh vật xung quanh Viễn Phương lại thay đổi:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”

Ai đã từng vào thăm lăng Bác mới cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ này. “Mặt trời trong lăng” vừa là bút pháp tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời là nguồn sáng của vạn vật khi nó mang ánh sáng đến khắp hành tinh. Bác Hồ là người đem lại ánh sáng khắp dân tộc, soi sáng bầu trời đêm của những cuộc đời tăm tối, nô lệ. Thật ra, việc so sánh Bác với hình ảnh mặt trời không chi là phát hiện của Viễn Phương mà chúng ta đã từng bắt gặp điều này ở trong ca dao kháng chiến:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Nghĩa tường minh và hàm ý

“Bác Hồ là vị cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương’’

Cùng với mặt trời đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”

“Người là hoa của đất trời” – Dòng người đi thăm lăng Bác được ví như những bông hoa tươi đẹp, rạng rỡ, “kết thành tràng hoa” dâng lên Bác.

Bài thơ là hình ảnh ẩn dụ đẹp, từ ngữ giản dị mà cô đúc, nhà thơ đã bộc lộ hết tình cảm của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc – Bác Hồ. Còn riêng bản thân, em luôn khắc sâu trong tim mình hình ảnh của Bác. Em hứa với lòng mình sẽ cố gắng học giỏi, thực hiện tốt năm điều Bác đã dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ thân thương.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 81: Ước nguvện cống hiến trong khổ 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải tại đây.

Tags:”Viếng lăng Bác” · Khổ 1 và 2 · Viễn Phương

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *