Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn
Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?
BÀI LÀM
Lỗ Tấn là một trong những nhà văn lớn nổi tiếng trong nền văn học Trung Hoa. Ông đã để lại cho đời rất nhiều các tác phẩm nổi bật, gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều tâm tư và ấn tượng. Đặc biệt, thông qua tác phẩm ‘ Cố hương”, hình ảnh con đường ở cuối truyện đã để lại cho độc giả biết bao dòng cảm xúc và nghĩ suy về cuộc đời.
Tác phẩm được viết nên dựa vào bối cảnh câu chuyện khi Lỗ tấn trở lại thăm quê hương sau biết bao năm xa cách. Thời gian trôi qua, người ở đây nhưng cảnh vậy xưa kia đã đổi thay, ông nhận ra rằng những tư tưởng lạc hậu vẫn còn bám chặt tận sâu trong tư tưởng và đời sống sinh hoạt của người dân quê ông. Hình ảnh cuối con đường dài hun hút, hiện lên trong những dòng suy nghĩ của người đọc cùng câu chữ “ trên đời này thaath ra làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Chẳng phải bỗng nhiên vạn vật, con người lại xuất hiện mà cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa cả. Lời tác giả nói với độc giả, cũng chính như đang nói tới chính bản thân con người của ông.
Ông vẫn nhìn thấy những người kỉ niệm, những người bạn từ thuở niên thiếu. Thế nhưng, cảnh vật quê hương ông lại càng trở nên hoang sơ, tiêu điều so với hơn hai mấy năm trước. Trong khi thời thế thay đổi, con người cần thay đổi phát triển hơn thì nơi đây lại càng trở nên thụt lùi. Sự hoang tàn, đói nghèo thể hiện trên khuôn mặt của nàng Tây Thi đạu phụ, rồi người bạn thân Nhuận Thổ của ông. Quê hương của ông vẫn đang ngày ngày chạy theo lối mói càng khiến cho đời sống con người bị cái nghèo đói dằn vặt. Người dân Trung hoa đang bị bủa vây bởi những tư tưởng lạc hậu, không có lập trường, đường lối.
Con đường mà biết bao nhiêu người đang đi hàng ngày chỉ dẫn đến những sự khó khăn, đói nghèo.. Cái mà tác giả hi vọng chính là một con đường sáng sủa hơn, soi đường chỉ lối cho người dân quê hương ông tìm đến được những vinh quang, hạnh phúc, tự do. Con đường đó chẳng phải tự nhiên mà hình thành, cần phải có sự khám phá, thử sức và đoàn kết của rất nhiều người để tạo nên con đường ấy. Ông mơ ước một ngày, con đường tri thức, văn minh sẽ được dựng nên để làm cho quê hương ông được đổi mới, giàu đẹp hơn.
Một lời khẳng định cũng như tràn đầy niềm tin của tác giả khi nói về “ con đường đi mãi mà thành ấy”. Xã hội là do con người tạo nên, bởi vậy Lỗ Tấn càng tin tưởng rằng, một xã hội văn minh tiến bộ được tạo nên đều là nhờ bàn tay góp sức của mọi người. Hỡi những con người đang u mê, lạc hậu, chỉ biết lo sợ chống đối cái nghèo từng ngày, hãy biết vùng lên tạo nên những cơ hội mới cho tương lai của mình.
Hình ảnh con đường chỉ là một hình ảnh tượng trưng nhưng giàu hàm ý của tác giả. Nhờ hình ảnh độc đáo ấy, tác giả đã gửi gắm được niềm tin và tinh thần hô hào, cổ vũ cho nhân dân Trung Hoa có thêm động lực để khai phá những con đường sống mới. Bỏ đi cách sống theo lối mòn, sẵn sàng thử thách thì mới có thể tạo nên những điều kỳ diệu. Đó mới chính là tâm nguyện và mục đích cao cả mà tác giả đã viết nên thông qua tác phẩm “ Cố hương”.
Theo hoctotnguvan.vn