Phân tích bài về đọc sách – Chu Quan Tiềm

Phân tích bài về đọc sách – Chu Quan Tiềm

Hướng dẫn

Phân tích bài về đọc sách – Chu Quan Tiềm

Chu Quang Thiềm (1897 – 1986) là một mĩ học và là một nhà lý luận văn học nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, ông đã đem đến độc giả những tác phẩm văn học đậm chất nhân văn và triết lý sâu sắc, nhằm khuyên răn và định hướng con người hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh và hoàn chỉnh hơn. Tác phẩm “Bàn về đọc sách” cũng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Đây là một tác phẩm mà sức ảnh hưởng cũng như tính phổ cập của nó cho đến thời đại hiện nay cũng không thể phủ nhận. Đọc sách như thế nào, đọc sách để làm gì, đọc sách có lợi ích gì đều là những thắc mắc tưởng chừng như không thể xảy ra, nhưng trong tác phẩm đặc biệt này, tất cả những thắc mắc đó đều được lý giải một cách gắng gọn và súc tích nhất.

Ba luận điểm chính nổi bật trong bài mà tác giải muốn nhắc tới: thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, cách đọc sách như thế nào và phải phân loại sách như thế nào để đọc cho phù hợp. Đây cũng chính là ba ý lớn xuyên suốt tác phẩm. Với những lập luận chặt chẽ, sử dụng nhiều biện pháp, thủ pháp nghệ thuận nhằm nổi bật lên mục đích chính của vấn đề mà tác giả muốn nhắc đến, làm thế nào để mọi người thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, để trở thành một con người hiểu biết: biết chọn sách, đọc sách, giúp cho mỗi người có thể thực hiện tốt được hành trình học vấn của chính bản thân mình.

Xem thêm:  Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 9 Quận Long Biên năm học 2017-2018

“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán, thuộc lòng thầm nghĩ một mình hay.”

Học vấn không chỉ dừng lại là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách lại chính là con đường của học vấn bởi vì học vấn không chỉ là việc của đối với riêng mỗi cá nhân mà ngược lại nó cũng chính là việc của toàn nhân loại. Hơn thế nữa, mỗi loại học vấn phát triển cho đến giai đoạn cho hôm nay là thành quả của từng nhân loại. Trải qua quá trình hình thành, và cố gắng bồi đắp và vươn lên thông qua sách vở lưu chép, ghi lại. Chính vì vậy, sách chính là kho tang quý báu lưu giữ di sản tinh thần của nhân loại do vậy nếu chúng ta muốn phát triển lên về mọi mặt thì phải lấy những thành quả của nhân loại làm điểm xuất phát, nhưng nếu xóa bỏ những thành quả đó thì ta sẽ lại trở lại điểm xuất phát ban đầu. Mọi thứ đều phải tìm kiếm và gây dựng lại từ đầu, và nếu như mọi nhân loại đều phủ nhận thành quả trong quá khứ thì đến bao giờ mới có thể phát triển lên cao được? Hay chỉ cứ quanh co để xây dựng cái nền móng đã được xây vững chắc từ trước. Vậy có ai trong chúng ta đặt câu hỏi: tại sao chúng ta cứ mãi quẩn quanh xây dựng những điều đã có sẵn. Chính vì vậy, muốn phát triển lên thì chúng ta không được phủ nhân sạch trơn quá khứ mà ngược lại, chúng ta phải biết kế thừa và phát triển những giá trị đã có – những điều mà chúng ta có được thông qua sách vở lưu truyền. Chỉ có một cách duy nhất để ta có thể khám phá những nét truyền thống đó là thông qua sách, qua cách đọc của mỗi chúng ta. Mỗi cá nhân không chỉ đọc cho chính là bản thân mình mà ngược lại, làm cách nào đó và bằng cách nào đó để có thể phát triển cho toàn nhân loại. Thông qua luận điểm một, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách: Sách là một kho tang kiến thức vô tận, lưu giữ những di sản tinh thần của nhân loại, là cái tích lũy hàng nghìn năm. Do vậy, con đường đi vào học vấn phải đọc sách chính là đọc sách để có thể tiếp thu các vốn tri thức mới.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn”

Vậy thế nào là đọc sách? Và tầm quan trọng trong học vấn của mỗi con người là đến đâu? – Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả lao động. Là ôn lại những tư tưởng của nhân loại được tích lũy mấy nghìn năm. Là một cách để chúng ta hưởng thức những kiến thức những kiến thức của biết bao người trong quá khứ đã khổ tâm tìm kiếm mới thu nhận được. Và chỉ có một sự chuẩn bị chắc chắn như vậy thì một con người mới có thể thực hiện được cuộc hành trình vạn dặm trên con đường học vấn để có thể khám phá ra những chân trời mới, kiến thức mới.

Nếu đọc nhiều sách mà không chuyên sâu hay đọc nhiều mà nhiều người đọc bị đưa lạc hướng thì lại không mang lại hiệu quả cao bằng khi chúng ta đọc ít mà hiểu nhiều, đọc ít mà chất lượng còn hơn đọc nhiều mà không đem lại thành quả gì.

Đọc sách không lấy cốt là đọc nhiều mà quan trọng là đọc cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc mười quyển không có giá trị thì thà lấy thời gian đó đọc một thật kỹ càng và đem lại hiệu quả thực sự. “Đọc mười quyển mà chỉ lướt qua thì chi bằng đọc được một quyển cho thật kỹ”.

Đã biết hiểu sách, quý sách, thì ta phải biết chọn sách – đây là một trong những công đoạn không thể thiếu của một người ham đọc sách. Ta phải “chọn sách mà đọc”, chọn như thế nào và quyển nào cần cho ta, thì ta cần phải tham khảo ý kiến của những người đi trước và vận dụng từ chính vốn hiểu biết của mình để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”

Khi trong mỗi chúng ta đã biết trân trọng sách, biết cách đọc sách thì ta vẫn cần phải cần những xác định và nắm vững kiến thức để có thể vững bước tới tương lai.

Nguồn: Bài văn hay

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *