Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Ngữ Văn 9
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ Ánh trăng
Đề bài: Nêu cảm nghĩ về khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
1. Yêu cầu
– Viết bài nghị luận về một khổ thơ trong một bài thơ.
– Vấn đề cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là khổ thơ kết của bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
– Phân tích cảm nhận sấu sắc của nhà thơ đối với một hiện tượng của cuộc
– Sống thông qua hình thức nghệ thuật của khổ thơ.
– Bài viết có mối liên kết chặt chẽ, hợp lí giữa khổ kết với toàn bài thơ để làm rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ.
2. Gợi ý
– Đọc kĩ bài thơ nhất là khổ thơ kết (4 câu).
– Tham khảo các tư liệu nghiên cứu phê bình về bài thớ, về nhà thơ, về thơ ca thời hậu chiến.
– Chú ý đặc biệt đến hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để thấy được ý tưởng sâu xa mà tác giả gửi gắm trong hình ảnh thơ đó.
– Kết hợp khéo léo với biểu cảm.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài
– Thơ ca hậu chiến dẫn đến cảm hứng chủ đạo.
– Nguyễn Duy có cái nhìn chiêm nghiệm và sâu sắc về con người để nhắc nhở, cảnh tỉnh họ.
b. Thân bài
– Cảm nhận chung về hình ảnh ánh trăng trong toàn bài
- Hình ảnh gắn với những năm tháng gian khổ chiến đấu với quá khứ.
- Là người bạn tâm tình, chia sẻ với người lính trong chiến tranh, với con người trong quá khứ gian khó, vinh quang.
- Là sự lãng quên khi chiến tranh lùi xa, con người đến với những no đủ của thời bình.
– Khổ thơ kết (4 câu)
- Chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu sắc của toàn bài thờ (2 câu đầu).
- Đối lập: ánh trăng (quá khứ, cao thượng, thuỷ chung, nghĩa tình) >< con người (hiện tại, vô tình, quên lãng, lạnh nhạt) ; chú ý nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ cứ tròn vành vạnh Xvô tình.
- Lời nhắc nhở tâm tình của nhà thơ.
- Tương phản: im phăng phắc với giật mình (cử chỉ của một tâm trạng day dứt, hối hận) (toà án lương tâm)
c. Kết bài: Trân trọng, giữ gìn quá khứ để vững bước tới tương lai.
4. Bài làm minh họa
Cuộc sống là những chuỗi biến chuyển và đổi thay mà con người không thể nào lường trước được. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị, những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc – cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống cho sự thống nhất của dân tộc, cuộc chiến mà trong nó hiển hiện bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng, chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ, lạnh nhạt của con người trước những năm tháng tưởng như không thể nào quên ấy. Văn học thời kì đó nhận thức rõ điều đó. Nhiều tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót đối với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.
Tác giả đặt nhan đề cho “bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng – vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng, biển bạc. vầng trăng ấy đã theo chân tác giả thuở còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của tâm hồn con người với một vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa, con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó mối quan hệ đó bền chặt, xoắn xuýt qua bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:
Ngỡ không bao giờ quên
Cái ương trăng tình nghĩa
Nhưng cuộc đời không phải sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay, không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua ta nâng niu trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở thành thừa thãi, vô nghĩa, xa lạ, lạnh lúng,… bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn chỉ là quá khứ, Tần có thể bị che khuất bởi những lo toan, dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sống thường ngày. Ớ đây tác giả đã kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người, vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay, giờ đây lại chỉ như “người dưng qua,đường”. Cái ngớ thân quen xưa nay trở nên âm thầm và xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ đã tạo nên bước ngoặt của tác phẩm, khi để tình huống bất ngờ “đèn điện tắt” xảy ra. Lúc đó, con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ, khiến họ chợt nhận ra vẻ đẹp và giá trị đích thực của những ngày xưa cũ ẩn sau sự dịu dàng, bao dung của ánh trăng.
Trên cơ sở đó, tác giả đã viết nên khổ thơ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triêt lí sâu sắc của toàn bài thơ.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho tơ giật mình.
Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn và cao thượng đến lạ lụng. Mặc cho con người có thờ ơ, lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên, thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ, thiếu thốn mà hào hùng, vinh quang thuở trước, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương, chở che, đùm bọc cách mạng:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân tình thuỷ chung của một thời oanh liệt – dù đã lùi xa ẩn mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy, viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người càng làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước tòa án lương tâm. Quả thật, chẳng có toà án nào xét xử sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri ở sâu thẳm tâm hồn mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm với quá khứ. Sự cao thượng, vị tha của vầng trăng bất chấp ta vô tình, xa lạ – buộc nhà thơ phải suy nghĩ lại về chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ ba năm với cuộc sống thị thành, với những bộn bề lo toan thường nhật lại có thể làm người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửà đạn, thiếu thốn, trong ấm áp tình đồng đội, trong/vòng tay che chở của nhân dần? vẫn biết không có gì là mãi mãi trướe sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng những điều đang diễn ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng vẫn nặng lòng sáng soi. Với biện pháp nhân hoá tinh tế:
Ánh trăng im phăng phắc
Ta đã thấy sự bao dung cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó im lặng trước sự bội bạc vô tình của con người, cái im lặng dịu dàng, tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy sâu vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ, chính sự im lặng ấy, tưởng như yếu ớt và lẻ lói ấy lại có sức mạnh khiến con người ta phải trầm ngâm xét lại mình. Họ chợt nhận ra giá trị của những điều mình đã bỏ quên – quá khứ của chính mình và một thời hào hùng oanh liệt của toàn dân tộc:
Đủ cho ta giật mình
Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều nhà thơ muốn nói với cái xã hội đang quay cuồng quanh vòng xoáy của bao lo toan và mưu tính.
Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai! Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đa qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là tiếp nối những điều cha ông ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muốn gửi gắm đến người đọc qua những vần thơ?
Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ thơ cuối bài là một chút “giật mình” của tác giả, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta!
(Phan Tuấn Ngọc, lớp 9A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét
Bài nghị luận về một khổ thơ khá thành công. Ngòi bút nghị luận vững vàng, chắc chắn. Tác phẩm văn học trích đã được phấn tích thấu đáo với tư duy rành mạch, ngòi bút giàu cảm xúc. Đáng khen cho Tuấn Ngọc, một bạn học sinh nam mà có những rung cảm nhẹ nhàng, sâu lắng về một đoạn trích thơ trữ tình, về một nhân vật trữ tình của bài thơ. Cái nhìn sâu sắc của bạn đã giúp cho người đọc hiểu được ý tưởng của Nguyễn Duy, và cũng thấm thìa lời nhắn nhủ chân tình của bài thơ.
Người đọc tâm niệm lời Tuấn Ngọc khép lại ở cuối bài viết: “Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn” và “Khổ thơ cuối của bài là chút “giật mình” của tác giả nhưng hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta”.
Cũng hơi tiếc, nếu Tuấn Ngọc viết thêm về hoàn cảnh lịch sử, vai trò của thơ ca Việt Nam sau chiến tranh (hậu chiến) thì những cảm xúc và nhận định của bạn sẽ có cơ sở xác đáng hơn khi nghị luận. Chắc chắn hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.
Theo hoctotnguvan.vn