Suy nghĩ về bài thơ “Mây và sóng” – Ngữ Văn 9
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ mây và sóng
Đề bài: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
1. Yêu cầu
– Viết bài nghị luận về một bài thơ dịch.
– Vấn đề cần nghị luận: chất trữ tình mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ của thi hào Ta-go.
– Phân tích những cảm nhận về vẻ đẹp hình thức cũng như nội dung của bài thơ.
– Làm rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ: niềm vui thú, hạnh phúc nhất của con người là tình yêu thương và sự hi sinh.
2. Gợi ý
– Đọc kĩ văn bản và các tư liệu bàn về bài thơ, về tác giả Ta-go.
– Thấy rõ được quá trình phát triển trong tình yêu thương mẹ của đứa con (từ thấp đến cao) và vẻ đẹp thơ mộng nhưng đầy hơi thổ hiện thực cuộc sống trong bức tranh thiên nhiên.
– Kết hợp chặt chẽ giữa nghị luận và biểu cảm.
– Đối với thơ dịch, tránh phân tích phân tích từ ngữ mà chủ yếu phân tích hình ảnh thơ.
3. Lập dàn ý (dàn ý sơ lược)
a. Mở bài
– Thơ về tình mẫu tử.
– Sự độc đáo của Mây và sóng: vẻ đẹp mộng mơ nhưng hàm ý sâu sắc.
b. Thân bài
– Tình mẫu tử là đề tài muôn thuở của thi ca
– Sự khước từ mọi thú vui hâp dẫn và hi sinh của đứa con dành cho mẹ để được ở bên mẹ
– Ca ngợi tình cảm mẹ con gắn bó, yêu thương là niềm hạnh phúc thiêng liêng cao cả nhất trên cõi nhân gian này
c. Kết bài: Mượn tình cảm mẫu tử để khẳng định tình yêu thương và sự hi sinh là niềm vui bất tử và cao quý nhất của con người.
4. Bài làm minh họa
Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình yêu thương. Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành một chủ đề không bao giờ vơi cạn. Mây và sóng là một trong những bài thơ đó. Với thi pháp độc đáo, thi phẩm đã ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn là chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.
Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành hai phần có nhịp điệu giống nhau nhưng các từ ngữ, hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sự hấp dẫn cho bài thơ.
Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể việc mình được rủ đì chơi và em đã từ chối; phần thứ hai là sự sáng tạo ra trò chơi của em bé. Tinh yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây, tình cảm đó bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn của em bé đã dành cho mẹ.
Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi nên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được… Chúng ta tưởng như những trò chơi đó chỉ có thể có ở những xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí:
Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.
Trẻ em ai chẳng thích đi chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thê. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, mỗi lần một lí thú hơn, hấp dẫn hơn:
Bọn tớ cơ hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.
Bọn tớ ngao du từ nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
Thật là những thú vui đến trong mơ cũng khó thú vị hơn được. Lời mời ngọt ngàò, lôi cuốn ngay cả người lớn chắc cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ. Chúng ta nghe!ời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí các em như thế nào:
Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
Nhưng lảm thế nào mình ra ngoài đó được?
Những lời hỏi thể hiện mong muốn được đi chơi của em bé. Vậy mà bỗng chốc nó đã từ chối tất cả chỉ vì một lí do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương:
Mẹ mình đang đợi ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
Hoặc:
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
Lời khước từ ngây thơ nhưng chân thật đó như một minh chứng cao đẹp cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tỉnh trong tác phẩm của Ta-go. Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất kì thế giới thần tiên nào. Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn tất cả những thú vui hấp dẫn khác trên cõi đời này. Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây, dưới sóng với bạn bè trong chốc lát làm sao thay thế được những giây phút được cận kề bên mẹ. Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh.
Nếu bài thơ chỉ dừng ở đó thì thơ Ta-go cũng không thể vượt biên giới mà đến với chúng ta, với năm châu bạn bè được. Ớ phần thứ hai, với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị, Dựa trên những thú vui thần tiên mà em vừa được nghe kể để sáng tạo ra trò chơi cho riêng mình, ở đó cũng có mây và trăng, lại không hề thiếu sóng và bến bờ kì lạ… nhưng điều quý giá nhất trong những trò chơi của em bé là có cả mẹ nữa.
Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả một quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị. Bằng trí thông minh và trái tim yêu thương, em bé tự tạo ra những niềm vui cho mình, đặc biệt là cho cả hai mẹ con. Em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mìrih chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại. Hai mẹ con không chỉ chơi với mây và sóng mà chính họ đã hoá thân vào mây và sóng:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Đây không còn là những trò chơi bình thường nữa mà là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Bởi lẽ trong đó là hình ảnh đẹp tuyệt vời của hai mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó như được ủ kín, như của chỉ riêng hai mẹ con mà người ngoài không ai tìm được:
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hoà vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi khôn lường.
Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống. Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của những tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức trường tổn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm để đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.
Ta-go đã lựa chọn được một đề tài rất độc đáo cho thị phẩm của mình: tình yêu thương đầy hi sinh và sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước đến nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc miêu tả, ngợi ca nộ bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đá thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tím mơ mộng của con người.
(Lê Hoàng Hoa, lớp 9A1, Trường THCS Nqô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét
Bài viết thể hiện tư duy nghị luận lô-gíc, giàu thuyết phục. Sự cảm nhận của bạn Hoàng Hoa vừa giàu xúc cảm, vừà tinh tế khiến người đọc thêm yêu quý và gần gũi với nhà thơ trữ tình lớn của thi ca Ân Độ nói riêng, thi ca nhân loại nói chung.
Hoàng Hoa đã có nhiều cố gắng cắt nghĩa nhịp thơ trong toăn bài để chúng ta hiểu được tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã phát triển từng bước một trong tâm hồn cũng như trong việc làm của đứa bé trong bài thơ. Vô hình trung, các bạn trẻ tự nhìn lại mình, tự so sánh tình cảm của mình với mẹ qua nhân vật trữ tình của bài thơ.
Chúng ta thật cảm động khi bạn Hoa viết: Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đễ hơn bất kì thế giới thần tiên nào hoặc Em hiêu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên uà ngược lại.
Ở cuối bài, Hoàng Hoa nhận định: Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rât khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của những tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ dẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức trường tồn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm để đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc song bộn bề gian khó hôm nay. Thật khó có thể nói đây là lời nhận định hay chính là chân lí?
Cũng phải nhắc nhở người viêt về phương thức nghị luận thi ca trữ tình đòi hỏi bạn xem xét tó hơn từ góc độ nghệ thuật của bài thơ. Có vậy, những đánh giá của bạn sẽ giúp người đọc có những tình cảm đẹp đẽ hơn về vẻ đẹp của tâm hồn con người.
Theo hoctotnguvan.vn