Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

Bài Làm

“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến…” mùa xuân luôn được coi là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, được coi là mùa của tình yêu và sức sống mãnh liệt. Bởi thế nên nó luôn là một nguồn cảm hứng vô tận khi bước vào thơ ca. Nếu ông hoàng thơ tình Xuân Diệu có bài thơ “vội vàng”, “xuân không mùa”, nếu Vũ Bằng viết tùy bút “mùa xuân của tôi”, thì nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào chủ đề quen thuộc ấy một “mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân nho nhỏ” mang đến cho người đọc một mùa xuân tươi sáng, trong trẻo và đầy sức sống của xứ Huế, đồng thời cũng thể hiện tình yêu tha thiết với thiên nhiên, con người và đất nước của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta đến với những hình ảnh giản dị nhưng tươi vui, tràn đầy nhựa sống của mùa xuân:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về mùa xuân, trong đó có màu xanh của dòng sông cùng màu tím biếc của bông hoa. Giữa một dòng sông xanh bất tận như ngọc ấy lại nổi bật lên một “bông hoa tím biếc” nhỏ bé, khiêm nhường. Chỉ với một từ “biếc” thôi cũng đủ cảm nhận được sự mơn mởn, vươn lên của bông hoa giữa dòng sông. Trong bức tranh tưởng như tĩnh ấy lại có âm thanh của con “chim chiền chiện” đang “hót vang trời”. Tiếng chim hót trong trẻo, vang xa ấy mang đến cho bức tranh xuân một sự tươi vui, mới mẻ. Tiếng chim hót vang cả bầu trời xanh khiến nhà thơ phải thốt lên hỏi “hót chi”. Phải chăng vì chú chim chiền chiền cũng thấy vui mừng, háo hức khi đất trời bước sang mùa xuân mới ấm áp. Trong khung cảnh tươi sáng, khoáng đạt của mùa xuân ấy, người thi sĩ cũng không ngần ngại đưa đôi tay ra hứng những “giọt long lanh” đang “rơi”. “giọt long lanh” ở đây có phải những giọt sương sớm còn đọng trên vòm cây, kẽ lá, hay những giọt mưa xuân đang rơi nhè nhẹ. Dù hiểu theo cách nào thì “giọt long lanh” cũng thật đẹp, góp phần làm cho bức tranh xuân của người thi nhân thêm sinh động.

Xem thêm:  Đề 46 – Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Mùa xuân của đất trời đẹp đẽ và tươi vui là thế, còn mùa xuân của lòng người cùng rộn ràng không kém:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Mùa xuân của lòng người cùng là mùa xuân phơi phới của đất nước. Mùa xuân tới, “những người cầm súng” vẫn hăng hái lên đường bảo vệ từng mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc thân yêu. Còn những “người ra đồng” vẫn luôn cần mẫn từng ngày lao động hăng say nơi hậu phương. Hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” và “lộc trải dài nương mạ” như báo hiệu những thành quả xứng đáng với sự nỗ lực cố gắng của những người đang ngày đêm chiến đấu, lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cả hậu phương và tiền tuyến đều vui mừng, phấn khởi “hối hả”, “xôn xao” lao động đầy nhiệt huyết. Điệp từ “tất cả” được điệp lại hai lần dường như nhấn mạnh sự quyết tâm, đồng sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân ta.

Từ sự miệt mài, nỗ lực, đồng tâm của nhân dân đất nước, nhà thơ thêm tin tưởng vào một tương lai rạng ngời phía trước:

“Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

Thanh Hải suy tư về lịch sử đất nước Việt Nam. Ông nhắc lại truyền thống hào hùng bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy vất vả gian lao của tổ quốc. Qua đó, nhà thơ nhấn mạnh và tin tưởng một tương lai tươi sáng của đất nước giống như “vì sao” luôn “vừng vàng phía trước”. Biện pháp so sánh đất nước như “vì sao” mới đẹp làm sao. Vì sao trên bầu trời luôn long lanh tỏa sáng, ngôi sao đó sẽ dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta vững bước, tin tưởng vào một tương lai hòa bình, ấm no và hạnh phúc.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Bàn về đọc sách

Trước niềm tin về một tương lai vững vàng, niềm tin vào tương lai của dân tộc. Thanh Hải bày tỏ những niềm mong ước nhỏ nhoi của bản thân, muốn được góp phần vào mùa xuân tươi đẹp của đất nước:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

Nhà thơ ước sao mình được làm mộ con chim hót yêu đời, nhập vào bản “hòa ca” tươi vui ấy một “nốt trầm” thôi nhưng “xao xuyến”. Trong một bản hòa ca có những nốt trầm, nốt bổng. Nhà thơ chỉ nguyện mình được làm một “nốt trầm” trong đó mà thôi. Bởi lẽ, nhà thơ muốn mang cái mùa xuân nho nhỏ ấy, dâng cho đời một cách “lặng lẽ” âm thầm cống hiến. Đó là bản hòa ca tin yêu cuộc đời, bản hòa ca xây dựng và phát triển đất nước. Ông cũng ước sao mình được làm một cành hoa nhỏ bé, mang đến hương thơm cho mùa xuân rực rỡ. Hai câu thơ “dù là tuổi hai mươi – dù là khi tóc bạc” cùng điệp từ “dù là” mang đến cho người đọc một sự xúc động mạnh mẽ. Nó thể hiện một khát khao mãnh liệt muốn được cống hiến, muốn được hiến dâng cho cuộc đời, cho đất nước đẹp tươi dù ở độ tuổi nào đi nữa.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du

Nhà thơ kết thúc bài thơ với âm vang ngọt ngào mà sâu lắng của xứ Huế mộng mơ:

“Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…”

Khúc “Nam ai, Nam bình” nghe sao ngọt ngào mà dung dị đến thế. Đó là khúc hát của niềm tự hào, yêu quê hương đất nước. Khúc hát vang lên cho một bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước yên bình, tươi sáng. Câu ca “nước non ngàn dặm” điệp lại như câu hát cứ ngân nga, ngân nga mãi đọng lại trong trái tim tác giả một niềm tin yêu cuộc đời.

Gấp trang sách lại mà những hình ảnh tươi vui, trong sáng của bức tranh xuân vẫn hiện lên trong tâm trí người đọc. Bài thơ đã vẽ nên một mùa xuân tươi vui không chỉ của đất trời mà còn của đất nước đang vươn lên phát triển. “Mùa xuân nho nhỏ” với hình ảnh mộc mạc, lời thơ ngọt ngào về sự cống hiến tuổi xuân cho đất nước sẽ là một bài ca còn ngân vang mãi.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *