Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Hướng dẫn
Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm bất hủ đã đi sâu vào lòng con người như một áng văn chương đan xen giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Ở áng văn này, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã phác họa lên một bức tranh hữu tình, nên thơ với nàng Kiều “tài hoa bạc mệnh” và những nhân vật được đúc tả từ chính những con người trong thế giời hiện thực vô cùng sống động nhưng cũng đầy ai oán. Ai oán một chế độ xã hội bất công, nơi mà con người ta bị dồn nén đến bức đường cùng nhưng ở đó vẫn còn những tia sáng nhỏ nhoi, rực rỡ trong màn đêm đen tối, mù mịt. Trong đoạn trích “Kiểu ở lầu Ngưng Bích”, nhà văn Nguyễn Du đã khắc tả thành công nỗi nhớ người yêu, nhớ gia đình nhưng cũng xót thương cho chính thân phận hẩm hiu và dự cảm về một tai họa đang rình rập ở phía trước. Cảm xúc hỗn loạn, đầy khắc khoải, trăn trở của nàng Kiều đã tạo nên nét độc đáo cho đoạn trích này.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thứ 2 của phần “Lưu lạc và gia biến”. Trong đoạn trích, tâm trạng của Thúy Kiều như đan xen giữa: buồn – cô đơn, nỗi nhớ người yêu, nhớ gia đình và lo lắng cho số phận của mình.
Tác giả đã thâm nhập vào nhân vật để cùng đồng cảm, cùng hoang mang và lo sợ với Thúy Kiều. Đó là sự thương xót với nhân vật nhưng đồng thời là thể hiện cái nhìn ngợi ca đầy chân trọng, đó như một lời khen, một tiếng yêu thương mà tác giả đã dành cho nhân vật. Trong tiếng nức nở của Thúy Kiều còn có cả tiếng khóc ai oán, bi thương. Bằng thể thơ lục bát và dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du, đã tạo ra một tác phẩm tinh xảo, điêu luyện. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa tính chất bác học và tính dân gian trong cùng một tác phẩm.
Sáu câu thơ đầu hiện lên, khắc tả về một bức tranh thiên nhiên trùng điệp trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng trầm lắng của Thúy Kiều. Lầu Ngưng Bích phải chăng chính là một nhà tù giam lỏng tuổi thanh xuân của Thúy Kiều. Một bức tranh phong cảnh được mở ra không chỉ bởi chiều rộng mà còn cả về chiều cao và độ sâu. Cái vẻ non nước hùng vĩ, núi non trùng điệp, những thác nước chảy xuống dưới ầm ầm, tạo nên sức mạnh của mẹ thiên nhiên. Chỉ cần một nét vẽ xa xôi đã gợi ra một không gian hay chính là thế giới nội tâm của Thúy Kiều.
“Cát vàng cồn nọ bụi hồng dậm kia”
Bốn bề đều gợi ra một không gian ngát ngàn hoa lá, một không gian thăm thẳm, gợi ra màu của sự hoang vu, cảnh sắc nơi này càng làm cho Thúy Kiều trở nên buồn hơn, cảm giác cô đơn lại càng khắc sâu. Sự “bẽ bàng”, xấu hổ, hổ thẹn của một con người khi phải bước chân vào lầu xanh.
Câu thơ thứ 4 tràn đầy cảm xúc, một sự giao cảm giữa con người với con người. Thiên nhiên lúc này cũng đồng cảm với tâm trạng của Thúy Kiều, muốn chia sẻ với nàng. Sự đồng cảm của nhà thơ với nhân vật càng lớn bao nhiêu thì tình cảm của nhà thơ trong từng câu chữ lại thấm đẫm, não nề đến đó.
Trong tâm trạng bồn bề của Thúy Kiều, có nỗi nhớ Kim Trong da diết. Nàng nhớ Kim Trọng trước không phải nàng không yêu thương gia đình của mình mà trong nàng đang có sự đấu tranh gay gắt giữa chữ tình và chữ hiếu. Nàng thà hy sinh chữ tình để đặt chữ hiếu lên hàng đầu – bán thân mình chuộc cha. Như vậy, với cho mẹ, nàng đã làm trọn chữ hiếu còn đối với người nàng yêu – Kim Trọng, nàng đã phụ lời thề non hẹn biển, nàng cảm thấy mình thật là có lỗi, cảm thấy “thẹn” vì mất đi chữ “trinh” khi bị mắc mưu Mã Giám Sinh.
“Tướng người dưới nguyệt …”
Trong tâm trí của nàng lại hiện ra cảnh mình và Kim Trọng thề thốt dưới ánh trăng, càng băn khoăn, càng nhớ đến thì tình yêu mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng càng trở nên tha thiết hơn:
“Tình sương luống những …”
Nàng hiểu được tình yêu mà Kim Trọng dành cho mình, thì nỗi nhớ của nàng lại càng trở nên khao khát, như hàng ngàn mũi kim đâm vào ngực làm nàng “nghẹn lại”. Tác giả đã vượt qua mội quan niệm, định kiến của xã hội để có thể đánh giá về vẻ đẹp của Thúy Kiều – thể hiện một cái nhìn đầy nhân đạo với nhân vật của mình.
Trong những câu thơ thể hiện nỗi nhớ gia đình, tác giả đã nhấn mạnh chữ “xót” – một tình cảm máu mủ ruột thịt từ đây bị chia cắt, vì những hủ tục, những bất công trong xã hội mà gia đình của Thúy Kiều hay nạn nhân chính là nàng đã phải từ giã gia đình thân yêu của mình, phải nhịn nhục như bây giờ. Trong những câu thơ, tác giả sử dụng những điển tích, điển cố: “quạt nồng, ấp lạnh, sâm lai, góc tử”- để Thúy Kiều thể hiện tình cảm đối với cha mẹ của mình, sự bất hiếu của một đứa con không thể tự tay chăm sóc cha mẹ khi về già. Sự đau khổ đến tột cùng.
Nàng nhớ người yêu, nhớ gia đình trước rồi cuối cùng nàng mới tiếc thương cho cái số phận bất hạnh của mình, tưởng đâu khi gặp được Kim Trọng cuộc đời nàng đã bước sang trang mới, những biến cố đã xảy đến với gia đình Thúy Kiều, khiến cho nàng đang bước trên những con đường tăm tối không thấy ngày mai.
Tác giả sử dụng bức tranh tứ bình: bốn phương trời khác nhau, nhưng sao nhìn đâu cũng thấy đau đớn, nhìn đâu cũng thấy bế tắc, tuyệt vọng. Câu hỏi tu từ được ngân lên như chính tiếng lòng ai oán của nhân vật.
Ánh mắt buồn thẳm của Thúy Kiều không biết bấu víu vào đâu, nàng trông về phía cửa bể, nàng khao khát nhìn con thuyền phía xa để mong một sự giải thoát. Nhưng hình ảnh đó chỉ thấp thoáng, xa xa càng làm tăng khoảng cách giữa Thúy Kiều với mọi vật bị vùi tắt. Những tia hy vọng đã bị tắt lụi, nàng lại đi vào bế tắc, đau khổ.
Ánh mắt của Thúy Kiều lại tìm đến hình ảnh “cánh hoa trôi nổi, lên – xuống” càng làm cho nàng dự cảm hơn về tương lai mù mịt của mình.
Cánh hoa yếu ớt ấy có phải chính là tâm trạng buồn đau hay chính là cuộc đời của Thúy Kiều, bị vùi dập mà không tìm thấy một bến bờ dành riêng cho mình. Nàng bắt gặp “nội cỏ chân mây”. Nội cỏ chỉ gợi lên tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều, cái sầu não, đau thương mà chỉ muốn bao trùm tất cả vạn vật xung quanh.
“Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Hình ảnh chân mây chỉ nhuốm một màu xanh, phải chăng chính là dự cảm về một tương lai mù mịt phía trước dành cho cuộc đời của nàng.
Tiếng thác nước ầm ầm dội xuống, tiếng gió cuốn – tất cả như một cơn giận dữ của thiên nhiên. Một sự kết hợp giữa tả cảnh và tả tình. Tiếng thác nước chảy phải chăng chính là tâm trạng hoảng loạn, lo lắng của Thúy Kiều khi nàng dự cảm tay ương sắp đổ sập xuống nàng.
Một bức tranh tứ bình được thể hiện ở mức độ tăng tiến thể hiện diễn biến tâm trạng hết sức phức tạp, hỗn loạn trong lòng Thúy Kiều. Tác giả sử dụng từ “buồn trông” khiến mỗi câu thơ ngày càng trở nên ai oán, nức nở như tiếng lòng của nhân vật. Vẫn biết phía trước là tai ương, là hiểm họa nhưng không có cách nào có thể trốn thoát được.
Tác giả tập trung đi sâu vào diễn biến tâm lý của nhân vật. Vừa mới bước chân ra cuộc đời đã bị cuộc đời đã bị chính cái cuộc đời tàn nhẫn, vùi dập không có cách nào có thể giải thoát được. Tác giả gửi vào đó bao nhiêu là sâu sắc, cảm thông tình yêu với nhân vật, sự đồng cảm. Đây không chỉ dành cho số phận của người phụ nữ mà còn chính cho số phận của con người. Đây là một đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả hình, nghệ thuật miêu tả và phân tích diễn biến nội tâm nhân vật.
Nguồn: Bài văn hay
Theo hoctotnguvan.vn