Tổng quan về văn học Việt Nam

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS :

1-Kiến thức:

Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).

2-Kĩ năng:

Phân biệt, nhận diện  được hệ thống vấn đề về:

+ Thể loại của văn học Việt Nam.

+ Con người trong văn học Việt Nam

3-Thái độ:

Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó giúp h/s  có lòng say mê với văn học Việt Nam.

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

* Dự kiến các biện pháp tổ chức HS cảm thụ t/p

 – Tổ chức HS tìm hiểu bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài

 – Định hướng HS phân tích cắt nghĩa và khái quát hóa bằng biện pháp :Đàm thoại, gợi mở , kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, các câu hỏi nêu vấn đề

 -Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ đời sống

* Phương tiện

– Sách giáo khoa Ngữ văn 10- tập 1

– Chuẩn kiến thức kĩ năng 10

– TLTK khác

2- Học sinh:

– Hệ thống lại những kiến thức cơ bản

–  Phân tích bài học  theo hệ thống câu hỏi SGK

van mau tong quan van hoc viet nam Tổng quan về văn học Việt Nam

A. TÌM HIỂU CÁC PHẦN NỘI DUNG BÀI HỌC

I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:

– Văn học Việt Nam có hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Trong văn học viết có hai kiểu loại văn học khác nhau : Văn học trung đại và văn học hiện đại.

1 –  Văn học dân gian:

– K/N: (Trước khi có văn học viết đã có văn học dân gian.) Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

–  Thể loại: Văn học dân gian gồm nhiều thể loại phong phú và có giá trị to lớn về nhiều mặt.( 12 thể loại : Tthoại, sử thi, truyền thuyết, TCT, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè , truyện thơ, chèo)

– Đặc trưng:

+ Tính truyền miệng

+ tính tập thể

+ Sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đ/s cộng đòng

2 –  Văn học viết:

– K/N: Văn học viết là văn học được ghi lại bằng chữ viết. Ra đời từ thế kỉ thứ X khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc. VH viết là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn của tác giả.

a –  Chữ viết của văn học Việt Nam:

–  Nền văn học Việt Nam từ xưa tới nay về cơ bản được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà sáng tạo ra. Chữ quốc ngữ là thứ thứ chữ sử dụng chữ cái La- tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ đầu thế kỉ XX, nó trở thành văn tự chính thống của dân tộc.

b- Hệ thống thể loại của văn học viết:.Phát triển theo từng thời kì

– Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu: Văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi). Thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc); Văn biền ngẫu (hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,…). Ở văn học chữ Nôm phần lớn các thể loại là thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.

– Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình và loại thể văn học có ranh giới rõ ràng hơn. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. loại hình kịch có nhiều thể như kịch nói kịch thơ.

=> Giữa VHDG và VH viết có MQH mật thiết với nhau. VHDG không chỉ  giữ gìn, phát triển ngôn ngữ DT,nuôi dưỡng tâm hồn NDmà còn có t/d to lớn đến sự hình thành và phát triển của VH viết.

II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:

Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:

– Văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế ki XIX.

– Văn từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám năm 1945.

– Văn học từ sau CM tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

Trong văn học viết Việt Nam có hai kiểu loại văn học khác nhau: văn học trung đại và văn học hiện đại. Đây là hai khái niệm quy ước dùng để chỉ hai kiểu văn học khác nhau chứ không hàm nghĩa đánh giá, so sánh hơn kém. VH trung đại là sản phẩm của văn hoá phương Đông còn văn học hiện đại là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hoá phương Đông truyền thống và văn hóa phương Tây.

1 – Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).

– H/c: Nền văn học viết chính thức hình thành từ thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được chủ quyền từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc.

– Văn tự: Văn học trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán tồn tại cho tới cuối thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu.

+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ thứ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Nhiều thành tựu của văn học Việt Nam viết bằng chữ Nôm.

– Ảnh hưởng: các học thuyết lớn của TQ : Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão- Trang

– T/g  : Các nhà Nho( nói chí)

– Các v/đ đ/s VH: bó hẹp khuôn khổ

– Thể loại:

+Tiếp nhận hệ thống thể loại từ VHTQ: VX, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thơ ĐL

+ Các thể loại sáng tạo của DT: thơ Nôm ĐL-> hình thành các thể thơ DT: Lục bát, song thất lục bát, hát nói…

-Thi pháp: Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã

– Thành tựu tiêu biểu:

+Thơ văn yêu nước, thơ Thiền thời Lí- Trần

+ Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát….

– G Đoạn phát triển: X-XIV;  XV- XVII ; XVIII- 1/2 đầu XIX;  Cuối TKXIX

2 – Văn học hiện đại (văn học từ thế kỉ XX đến hết thế ki XX).

– H/c: Cuộc đ/tr lâu dài, gian khổ giành ĐLTD, thống nhất ĐN

– Văn tự : Nền văn học Việt Nam hiện đại chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

– Ảnh hưởng: chủ yếu từ PTây

– T/g : X Hiện đội ngũ các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy vc viết văn, stác thơ làm nghề nghiệp

– Các V/đề VH: sôi nổi, năng động,các v/đ về con người, ý thức cá nhân, sự đ/tr với các qniệm cũ về gđ,TY; sự hình thành của g/c cn với CN M-LN đem lại ND mới cho văn học

– Hệ thống thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, cái tôi ca nhân dần được khẳng định

+ Đầu thế kỉ XX, văn học được đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Phát triển mạnh trong giai đoạn 1930 – 1945.

+ Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX.

– Thành tựu tiêu biểu: Thơ Mới( 32) Tiểu thuyết TLVĐ, VHHTPP, vx chống P,thơ ,tiểu thuyết,bút kí, truyện ngắn chống Mĩ cũng như trong công cuộc đỏi mới

– GĐ phát triển: Đầu XX- 30; 30-45; 45-75; 75- nay

III – CON NGƯÒI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC: ( ND LỚN)

– Văn học là nhân học

+ Đối tượng trung tâm của văn học là con người.

+ VH thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị , văn hoá, đạo đức thẩm mĩ của con người trong nhiều mqh đa dạng

+Con người tồn tại trong 4 mối quan hệ cơ bản->chi phối các ND chính của văn học và có ảnh hưởng -> vc xd hình tượng VH

1 –  Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên.

 Trong quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, hình thành tình yêu thiên nhiên. Từ tình yêu thiên nhiên hình thành hình tượng nghệ thuật.

VHDG: Nhận thức, cải tạo, chinh phục TG tự nhiên…( thần thoại. truyền thuyết), TN là đối tượng, là người bạn tri âm, tri kỉ( cây đa, bến nước, vầng trăng, cánh đồng…)

– VHTĐ: Hình tượng TN gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ

– VHHĐ: Hình tượng TN gắn với TYĐN, t/ c lứa đôi

-> Nói tóm lại , con người sống gắn bó với môi trường thiên nhiên và tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng nghệ thuật để thể hiện chính mình. TYTN là 1 ND quan trọng của VHVN

2 – Con người Việt Nam trong mối quan hệ quốc gia, dân tộc.

– Con người Việt Nam sớm có ý thức XDQGia ĐL-TChủ. – ĐN nhiều lần phải đ/tr và c/thắng kẻ thù xlược-> Vì vậy1 nền VHYN có giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt LSVHVN

-Đặc điểm ND của CNYN trong VHVN:

+VHDG: TY làng xóm, quê cha đất tổ, sự căm ghét các thế lực giày xéo QH

+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về qgia, DT, về truyền thống văn hiến, tinh thần xả thân vì độc lập , tự do của TQ( NQSH, HTS, BNĐC, Văn tế NSCG…)

+VHHĐ: TYĐN gắn liền với sự nghiệp đ/tr g/cấp và lí tưởng XHCN ( HCM,THữu…)

-> Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

3 – Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội.

– Con người VN với ước mơ xây dựng 1 môi trường XH tốt đẹp, gắn với khát vọng công bằng ân nghĩa trong VHDG, gắn với lí tưởng đạo đức trong VHTĐ, thể hiện ý thức về môi trường dân chủ văn minh trong VHHĐ. Vì thế các tác phẩm văn học luôn thể hiện ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng

+Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền và bày tỏ niềm thông cảm với những người dân bị áp bức.

+Sau 1975, ĐN bước vào XDCNXH với lí tưởng NĐạo cao đẹp -> VHVN đi sâu p/ánh ccuộc XD c/s mới với những con người vừa biết phát huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết làm giàu đẹp cho QHĐN mình=> CHLM và lí tưởng nhân đạo

-Văn học nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội, xây dựng mối quan hệ xã hội tiến bộ, tốt đẹp.

=>Hình thành CNNĐạo và cảm hứng XHội -1 tiền đề hình thành CNHT trong VH

4 – Con người Việt Nam và ý thức bản thân.

– VHVN ghi lại quá trình lựa chọn đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người VN trong sự kết hợp hài hoà 2 phương diện: ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng

+ Trong h/c đ/tr chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng, n/v trung tâm nổi bật với ý thức trách nhiệm XH, hi sinh cái tôi cá nhân( VH chống P, chống Mĩ với cảm hứng sử thi)

+ Trong h/c khác: TKXVIII, gđ 30-45…cái tôi cá nhân được đề cao, con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, quyền hưởng Ty tự do, h/p, ý nghĩa c/s trần thế…

– Dù ở gđoạn nào xu hướng chung của VHVN là XD ý thức bản thân với  những chuẩn mực, đạo lý xã hội, tình yêu lí tưởng, tinh thần hi sinh, cống hiến và những khát vọng cao đẹp trong tình yêu, hạnh phúc cá nhân…

IV- MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỦA VHVN

  1. XD hệ thống thể loại VHDT: sáng tạo của trí tuệ VN-> đáp ứng y/c diễn đạt các ND lớn của VHDT
  2. XDTV trở thành 1 ngôn ngữ VH hoàn thiện, giàu có và tinh tế
  3.  Tiếp thu có sáng tạo kinh nghiệm NT của VHTG-> là giàu cho kho tàng VHDT

_ Ghi nhớ:

  • Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
  • Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
 
Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều

Bài liên quan

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè” – Bài làm 1 Nguyễn…
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động…
Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 1 Đã là người Việt Nam,…
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – Bài…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *