Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Đề bài: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng.

Bài làm

Năm 1963, trên miền Bắc nước ta, lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức hết sức trọng thể. Đây được xem là một cái mốc giàu ý nghĩa của tiến trình nghiên cứu về nhà thơ yêu nước lớn này của dân tộc. Trong số những bài viết ra đời nhân dịp đó, tiểu luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng có một vị trí khá đặc biệt, do cách đặt vấn đề và khả năng gợi mở hướng nghiên cứu mới của nó. Chính lời mở và lời kết của áng văn đã cho thấy rõ điểu này. Lời mở : “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. Và lời kết : “Đời sống và sự nghiệp của Nguyẻn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên măt trận văn hoá và tư tưởng”. Qua những câu vừa trích, có thể hiểu rằng trước đó, sự nghiệp văn học của Nguyền Đình Chiểu còn chưa được đánh giá một cách toàn diện và thơ văn yêu nước của ông còn chưa được chú ý nghiên cứu cho đúng với tầm mà nó có. Thêm nữa, trong lúc công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà đang đòi hỏi việc khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của toàn dân, đổng thời yêu cầu xây dựng một nền văn nghộ mới phục vụ sự nghiộp cách mạng của dân tộc đang được đặt ra trên một tầm độ mới, viộc khai thác nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Viết về một vấn đề nghiêm trang như vậy, người ta có thể chọn một kiểu trình bày duy lí, ít màu sắc biểu cảm. Nhưng ở đây, ngay từ đầu, tác giả đã biểu lộ cảm xúc nồng nàn của mình khi nêu những đòi hỏi cần thiết đối với việc đánh giá giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Cách nói “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, cách ví von “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đinh Chiểu cũng vậy” một mặt dễ gây ấn tượng vì sự tươi mát của giọng văn và vì liên tưởng hợp lí, mặt khác, phản ánh được khá trung thực sự trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả đối với đối tượng được ông nói đến. Phải nói rằng một kiểu nhập đề như vậy có thể tạo được những hiệu quả tác động rất tốt đẹp. Trước khi đồng tình với người viết về những lập luận, người ta đã chia sẻ với ông về một thái độ – thái độ đối với nhà thơ của dân tộc và thái độ đối với người tiếp nhận áng vãn của chính mình.

Nội dung quan trọng nhất của bài viết là làm sáng tỏ giá trị to lớn của bộ phận thơ văn yêu nước trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Những lời đánh giá cao nhất, những lời ngợi ca nồng nhiệt nhất đã được nêu lên : “thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta”, “tác phẩm là những trang bất hú”, “Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”, “trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp”,… Tuy’nhiên, nếu bài viết chỉ có những lời ngợi ca chung chung thì rất khó thuyết phục người đọc. Do hoàn toàn ý thức được điều này, Phạm Văn Đồng rất chú ý nêu và phân tích các dẫn chứng cụ thể. Tác giả đã vừa làm rõ mối quan hệ thống nhất giữa nhân cách con người nhà thơ và thơ văn của ông, lại vừa chú ý đặt bộ phận thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu vào đúng bối cảnh nó ra đời để đưa ra những kết luận cần thiết. Những đoạn nêu tiểu sử nhà thơ, tái hiện không khí lịch sử một thời được viết rất súc tích và giàu cảm hứng. Thái độ yêu ghét rành mạch, rõ ràng luôn được biểu lộ, khiến lịch sử sống dậy có hình, có khối, phập phồng hơi thở. Rõ ràng người viết đã thiết lập được sự “kết nối” giữa xưa và nay, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc rằng cái mạch sống của dân tộc đang chảy xuyên qua thời gian để trao tới cho chúng ta ngày nay những thông điệp giàu ý nghĩa.

Phạm Văn Đồng đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân, dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà các từ “nhân dân”, “dân tộc”, “đất nước” được nhắc tới với tần số cao như vậy trong bài. Theo tinh thần của bài viết, ta hiểu rằng nhờ sống gắn bó với nhân dân, dân tộc, nhờ biết nói lên những ý nguyện thiết tha của nhân dân, dân tộc mà Nguyễn Đình Chiểu được nhìn nhận như một tấm gương đạo nghĩa sáng ngời và thơ văn ông có được sức sống mãnh liệt đến thế. Tác giả cũng không quên nhắc tới quan niệm văn chương tiến bộ, đúng đắn của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật cái luận điểm về sự chú động của nhà thơ khi ông hướng ngòi bút của mình vào việc “chở đạo”, “đâm mấy thằng gian”. Xét sâu vào mục đích chính luận của bài viết, có thể thấy những điểm nhấn mà tác giả tạo ra như trên là hoàn toàn hợp lí. Cương vị, trách nhiệm xã hội của tác giả cũng theo đó mà được thể hiện một cách minh bạch, công khai.

Với tư cách là một người đọc nhạy cảm và am hiểu văn chương, tác giả bài viết đã có được sự cắt nghĩa đích đáng về một đặc điểm lớn của văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đó là : chiếm phần lớn trong sáng tác của ông là “những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Trong một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại”, “oanh liệt và đau thương”, những tiếng “than khóc” cũng là những khúc ca – “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”. Đặt bài viết vào bối cảnh một thời mà giới nghiên cứu vẫn còn hơi nghi ngại đối với âm điệu bi thương trong sáng tác của nhiều nhà thơ quá khứ, sự đánh giá có tính chất khẳng định như trên của Phạm Văn Đồng là rất có ý nghĩa, có thể gợi mở được nhiều điều vế phương pháp luận đánh giá văn học.

Phần sau của bài viết được dành để nói về Lục Vân Tiên, một “tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam”. Mặc dù Lục Vân Tiên đã được yêu thích xứng với giá trị của nó, và vấn đề đáng quan tâm hơn lúc này là đánh giá đúng tầm vóc của bộ phận văn thơ yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng hẳn tác giả thấy việc nói thêm về Lục Vân Tiên ở đây không phải là không cần thiết. Vấn đề là phải thấy được thực chất sức hấp dẫn cúa truyện thơ này. Theo tác giả, nếu chí nhìn Lục Vân Tiên như một “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa” thì đúng nhưng chưa đủ, bởi nó dễ đánh dồng giá trị của tác phẩm với giá trị của luân lí mà tác phẩm đề cao trên bề nổi. Nếu nhìn qua, ta dễ tưởng rằng nhiều nhân vật của Lục Vân Tiên hành xử không khác gì những nhân cách mẫu mực của đạo đức phong kiến, nhưng sự thực, họ là “những con người có ruột gan, xương thịt” và thực chất đạo lí sống của họ là đạo lí sống của nhân dân. Tác giả khẳng định : “VI những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”. Cho đến nay, có lẽ luận điểm này của Phạm Vãn Đồng vẫn là một luận điểm độc đáo, còn nguyên giá trị khám khá.

Bên cạnh việc thực sự hiểu và đồng cảm với Nguyễn Đình Chiểu, tác giả cũng tỏ ra nắm vững lịch sử tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên. Tuy không phân tích kĩ cái hay của lời văn ở truyện thơ này nhưng tác giả tỏ rõ quan điểm khẳng định của mình đối với nó. Những câu thơ được Phạm Văn Đồng dẫn ra quả là những câu đầy vang vọng, chan chứa chất thơ, đích thực là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật lớn. Phải chăng, từ những điểu được trình bày cuối bài viết, người đọc có thể nghĩ tới một tiêu chí đánh giá không cứng nhắc về cái gọi là phẩm tính văn chương của một sáng tác thơ ca ? Văn hay hay không hay, sự đánh giá đó nhiều khi còn tuỳ thuộc vào cách đọc, cách hiểu về đặc trưng thi pháp của một sáng tác.•

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong ván nghệ của dân tộc quả là một bài nghị luận văn học có giá trị. Ngoài việc chứa đựng những khám phá đáng trân trọng dối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó còn mang tính chất của một lời kêu gọi hướng về tầng lớp văn nghệ sĩ, mong họ hết lòng đem ngòi bút của mình phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đặc biệt, nó cũng đặt nền tảng cho việc xác lập một quan điểm đánh giá đúng đắn đối với các hiện tượng văn học của quá khứ. Bài viết thực sự đã kết tinh được những ưu điểm thường thấy của văn nghị luận Phạm Văn Đồng : chứa chan nhiệt huyết đối với các vấn đề lớn của đất nước ; lí trí và tình cảm quyện chặt vào nhau trong mỗi dòng văn ; tạo được sự cân bằng giữa những đề xuất thiết thực và những gợi mở về một con đường đi tới các đích xa… 

 

Bài liên quan

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Đề bài:Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Bài làm…
Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức. Bài làm 1.Anh Đức thuộc…
Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Bài làm Lỗ Tấn (1881…
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *