Bình giảng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn

Loading…

Bình giảng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Sau kháng chiến chống Mỹ thành công đất nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các nhà văn hăng say nói về công cuộc đổi mới khám phá nét đẹp con người. Nguyễn Minh Châu cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ông đã chuyển từ cảm hứng lãng mạn trữ tình sang cảm hứng thế sự. Nếu như Nguyễn Khải đi khám phá về phong cách sống và tính tình của người Hà Nội trong tác phẩm Một người Hà Nội thì Nguyễn Minh Châu khám phá những vấn đề xã hội, nghệ thuật và con người trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm đặc sắc và giàu giá trị nhất của ông.

Mở đầu tác phẩm Nguyễn Minh Châu nói về chuyến công tác của một nhân vật trong truyện là nghệ sĩ Phùng. Anh là một nhà nhiếp ảnh, anh được giao chụp một bức ảnh thuyền và biển trong lịch năm ấy. Và cảnh thuyền và biển bắt đầu hiện lên với một vẻ đẹp toàn bích. Người nghệ sĩ say mê trước “cảnh đắt trời cho”. Bức tranh ấy đẹp đến mức khiến cho nghệ sĩ Phùng tưởng rằng mình đang được chiêm ngưỡng một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ. Nó hiện lên với một vẻ đẹp toàn bích, đầu thuyền mui thuyền in một nét lòa nhòa trong làn sương sớm ấy. Anh chợt nhận ra cái đẹp là đạo đức là chân thiện mỹ. Phùng cảm nhận trong trái tim mình như có ai bót thắt lại, anh xao xuyến bâng khuâng. Dường như trong tâm hồn anh đây là khoảnh khắc trong ngần nhất. Chiêm ngưỡng cảnh đẹp nhưng anh không quên ấn máy ảnh liên tục để chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời đó.

Thế nhưng một sự thật đằng sau cái đẹp mà anh coi là đạo đức ấy lại khiến anh ngạc nhiên hết sức. Chiếc thuyền mau chóng gần lại bờ. Một người đàn ông và một người đàn bà cùng nhau đi lên. Nhưng họ không đi cùng nhau mà người đàn ông mặt lầm lì đi trước. Người đàn bà thì cũng lầm lũi đi sau. Dáng vẻ trông đến là khắc khổ. Bỗng chốc họ dừng lại ở bãi xe già phá mìn. Đó là tàn dư của chiến tranh còn sót lại, ông chồng bỗng rút chiếc thắt lưng Mỹ Ngụy đánh liên tiếp vào người đàn bà thô kệch ấy. Điều đáng ngạc nhiên là người đàn bà ấy không hề chống cự, bà chỉ cắn răng chịu đau không kêu la một lời nào. Sự việc ấy khiến cho Phùng ngỡ ngàng sau phút giây thăng hoa cùng cảnh đẹp. Thế rồi một thằng bé cầm dao lao tới. Đó là thằng Phác con của hai người đó. Nó phi thẳng vào bố nó như muốn lấy mạng ông ta. Và sức của nó không thể làm gì được, nó bị bố tát cho một cái lăn quay xuống cát. Người đàn bà đau thương xót xa ôm lấy con mình mà khóc còn người đàn ông lại bỏ xuống thuyền. Cảnh tượng ấy chứa đựng sự nghịch lý và thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống này. Phùng làm nghề bao nhiêu năm đến nay anh mới nhận ra được mới quan hệ gắn bó không tách rời ấy.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự lười biếng – văn lớp 12

Sau khi chứng kiến cảnh tượng ấy Phùng nhờ chánh án Đẩu là bạn mình cho mời người đàn bà kia lên để khuyên nhủ bỏ người chồng vũ phu ấy đi. Thoạt đầu khi chị mới đến lúc nào cũng giữ bộ dạng rụt rè xưng con với tòa án. Thế nhưng sau khi câu chuyện được diễn ra thì chị lại xưng chị và các chú. Sự thay đổi cách xưng hô và thái độ ấy khiến cho ta thấy người đàn bà này là một người đi trước, trải đời hơn nhiều so với hai người trẻ tuổi kia.

Ban đầu chị kể về cuộc đời gia cảnh nhà chị. Ngày xưa nhà chị cũng là một nhà khá giả, nhưng sau một trận đậu mùa chị bị giỗ hết mặt cho nên cũng không ai thèm ngó đến. Lúc ấy ông chồng chị bây giờ là một anh cắt cỏ thuê cho nhà chị. Anh ta vô cùng hiền lành và tốt bụng. Bố mẹ chị cũng không thể sống với chị được đến hết đời nên khi họ chết đi chỉ còn mình chị bơ vơ. Khi ấy ông chồng đã cưu mang chị đưa chị ra biển sống với nghề thuyền chài. Chính vì thế mà chị thấy biết ơn chồng mình nên dẫu cho hắn có đánh đập chị vẫn cứ thương.

Không những thế cuộc sống trên biển cần lắm một người đàn ông chèo chống. Nếu như không có họ thì mấy người đàn bà chẳng làm được gì. Thế nên chị không thể bỏ chồng được. Chỉ thương chồng mà quên đi bản thân mình. Lí do thương chồng vì chị đẻ quá nhiều khiến cho chồng phải vất vả gấp mấy lần. Thế nên chị không hề oán trách khi bị chồng đánh. Chị cho rằng việc đẻ nhiều là tại chị, chính chị đã làm cho chồng mình trở nên như thế. ban đầu thì chồng đánh chị dưới thuyền nhưng lâu sau chị xin ông ta được lên bờ để đánh. Chị không muốn các con của chị chứng kiến cảnh cha mẹ nó đánh nhau.

Xem thêm:  Phân tích nghệ trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”

Vả lại chị chịu đựng vì những đứa con của chị. Những đứa con ấy sẽ ra sao nếu như bố mẹ nó bỏ nhau. Rồi nó sẽ sống như thế nào. Chị không muốn các con chị phải khổ thêm điều gì nữa nên chị cố gắng chịu đựng để gia đình êm ấm, các con của chị có cơm ăn áo mặc hàng ngày. Đối với chị như thế là đã quá đủ rồi. Có con thì mới biết mình sống là để cho con cái của mình. Nghĩa cử hi sinh cao cả ấy khiến cho Phùng và Đẩu yêu quý và khâm phục chị hơn.

Loading…

Trên thuyền ngoài những lúc sóng gió ra thì vợ chồng con cái cũng có những phút giây đầm ấm vui vẻ bên nhau.

Đó là những nguyên nhân mà chị không thể bỏ người chồng vũ phu của chị được. Qua câu chuyện ấy Phùng và Đẩu thấy được rằng cuộc sống này có nhiều điều phức tạp mà họ chưa khám phá ra được. Câu chuyện về bạo lực gia đình kia cũng tạm thời phải gác lại. Tòa án như chánh án Đẩu cũng phải bó tay thông cảm với hoàn cảnh gia đình người đàn bà hàng chài. Như vậy mới thấy không phải pháp luật lúc nào cũng có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Sau câu chuyện phùng và Đẩu đành để người đàn bà hàng chài ra về. Hai người không nói gì với nhau nhưng cùng chung suy nghĩ. Chuyến công tác kết thúc, Phùng trở về với những bức ảnh đẹp. Bộ lịch năm ấy có hình thuyền và biển thật. Còn phùng mỗi lần nhìn lên bức ảnh ấy anh lại thấy một đốm lửa màu hồng sáng lấp lánh. Đó phải chăng chính là người đàn bà hàng chài. Nét đẹp trong tâm hồn của chị khiến cho Phùng không làm sao quên được.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Qua tác phẩm Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Mỗi chúng ta khi sống trên đời này hãy biết cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện đa chiều chứ không nên vội vàng đánh giá bản chất vấn đề đó thông qua một khía cạnh. Bởi lẽ trong cuộc sống hay trong sự vật hiện tượng và mỗi con người đều tồn tại những mặt đối lập nhau. Những mặt đối lập ấy bổ sung cho nhau để tạo nên một con người hay sự vật hiện tượng hoàn thiện.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *