Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 15
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 15)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Nhiều người nghĩ rằng người trưởng thành nghĩa là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó là định nghĩa cố điển về mặt sinh học. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu một người có nhiều tuổi nhưng vẫn sống dựa vào người khác, vẫn không nỗ lực tự phấn đấu, vẫn ỷ lại, chây lười ăn bám… thì liệu có khác gì một đứa trẻ? Một người như thế không thể được coi là người có kinh nghiệm sống và càng không thể được coi là một người trưởng thành, mà chỉ đáng được gọi là một đứa trẻ có nhiều tuổi.
Kinh nghiệm sống và sự trưởng thành không phụ thuộc vào việc bạn đã sống bao lâu, mà phụ thuộc vào việc bao nhiêu năm qua bạn đã và đang sống như thế nào. Người trưởng thành là người:
– Muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận.
– Muốn hoàn thành tốt công việc của mình để có một sự nghiệp rạng rỡ.
– Muốn biến những khó khăn thách thức thành cơ hội giúp mình thành công hơn.
– Muốn giữ vững vị thế và lợi thế cạnh tranh trong một thời đại mà sự cạnh tranh đang trở nên ngày một quỵết liệt.
– Muốn liên tục xây dựng và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của mình để ngẩng cao đầu mà sống…
(Theo Chiến thắng trò chơi cuộc sống, Adam Khoo)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo định nghĩa cổ điển, thế nào là người trưởng thành? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết, thế nào là người trưởng thành? (1 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đổng ý với quan điểm của tác giả về người trưởng thành hay không? Vì sao? (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1.(2 điểm)
Từ văn bản ở phẩn Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn luận về vấn để: “Người trưởng thành là người muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận.”
Câu 2. (5 điểm)
Phân tích tấn bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo định nghĩa cổ điển, người trưởng thành là người đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống. (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết, người trưởng thành là người: (1 điểm)
– Muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận.
– Muốn hoàn thành tốt công việc của mình để có một sự nghiệp rạng rỡ.
– Muốn biến những khó khăn thách thức thành cơ hội giúp mình thành công hơn.
– Muốn giữ vững vị thế và lợi thế cạnh tranh trong một thời đại mà sự cạnh tranh đang trở nên ngày một quyết liệt.
– Muốn liên tục xây dựng và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của mình để ngẩng cao đầu mà sống…
Câu 4. Thí sinh nên đồng ý với quan điểm của người viết vì trưởng thành không chỉ là về thể xác, về tuổi tác mà quan trọng nhất là sự trưởng thành về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách. Do đó, trong xã hội, có không ít người đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa trưởng thành và ngược lại. (Cần nêu lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục) (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần có các ý sau:
– Vì sao người trưởng thành là người muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận?
– Biểu hiện của người trưởng thành.
– Phê phán những kẻ ỷ lại, chây lười, ăn bám, không dám tự quyết định cuộc đời mình.
Đoạn văn mẫu:
Có ý kiến cho rằng: “Người trưởng thành là người muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận”.
Ý kiến trên hoàn toàn đúng vì nếu không làm chủ được vận mệnh của mình, ta sẽ mãi chỉ là đứa trẻ lớn xác mà thôi. Nếu ta không biết mình là ai, mình muốn gì, mình quyết định đi theo con đường nào thì thử hỏi ta có thể làm được gì cho chính bản thân, đừng nói đến việc cống hiến cho gia đình và xã hội. Không ai hiểu rõ những ưu nhược điểm của bản thân bằng chính ta, và mỗi chúng ta cũng chỉ được sống có một lần trong đời, vì vậy hãy tự làm chủ số phận của mình, đừng ỷ lại, củng đừng trông mong vào người khác. Đó mới là dấu hiệu của sự trưởng thành thật sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, mười bảy tuổi đã tự ra đi tìm con đường cứu nước cho riêng mình, không theo đường lối của bao bậc tiền bối vĩ đại đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta cứ khăng khăng bảo thủ làm mọi việc theo ý mình, bất chấp đúng sai, không quan tâm đến sự khuyên răn chỉ bảo của người đi trước. Là thế hệ trẻ, mỗi chúng ta hãy dám ước mơ, dám nghĩ, dám làm, tự quyết định vận mệnh của mình, tự chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của mình. Đó mới là trưởng thành thật sự.
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng kết cầu bài văn gồm ba phần.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
a) Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tấn bi kịch của hồn Trương Ba. (0,5 điểm)
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm tám mươi của thế kỉ XX. Ông có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận, trong đó có vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Trong đoạn trích (cảnh 7) của vở kịch, tác giả đã diễn tả sâu sắc bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba, một con người phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
b) Thân bài (5 điểm)
1. Giải thích
Bi kịch tinh thần là tình trạng đau đớn về tinh thần do có sự mâu thuẫn giữa ước mơ và thực tế. Nhân vật bi kịch thường sống trong tâm trạng đau đớn dằn vặt, thường kết thúc bằng cái chết. Hồn Trương Ba là một nhân vật bi kịch rất đáng thương, vốn là người làm vườn hiền lành, có tài đánh cờ nhưng vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà phải chết nhầm, sau đó được sửa sai bằng việc sống lại trong thân xác anh hàng thịt thô lỗ tầm thường.
2. Phân tích
– Bi kịch bị tha hoá: Trước đây, Trương Ba là người làm vườn chăm chỉ khéo léo; nay trong thân xác hàng thịt, ông trở nên vụng về, thô lỗ, làm “gãy tiệt cả cái chồi non, dẫm nát cả cây sâm quý mới ươm”. Trước đây, ông “hiền hậu, vui vẻ, tốt lành”, luôn quan tâm đến hàng xóm; nay ông “còn biết gì đến ai nữa”, ông cục cằn, thô lỗ tát con trai toé máu mồm máu mũi… Trong xác hàng thịt, linh hồn thanh cao bị vấy bẩn, phải chiều theo xác thịt âm u, đui mù, không còn là chính mình ngày xưa nữa.
– Bi kịch bị chối từ: Người vợ ông hết mực yêu thương muốn bỏ nhà ra đi, đứa cháu ông cưng chiều quyết liệt xua đuổi ông: “Ông xấu lắm, ác lắm!,.Cút đi, lão đồ tề, cút đi!”. Chị con dâu là người hiểu và thương ông nhất cũng than phiền trước sự thay đổi của ông: “Thầy vẫn bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần đi, mất mát dẩn, tất cả cứ như, nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa..Trương Ba vô cùng đau khổ vì gia đình là nơi trú ẩn cuối cùng, vậy mà nay cũng xa lánh, hắt hủi ông.
– Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:
+ Bên trong: Là Trương Ba thanh cao, trong sạch, muốn giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm, muốn là chính bản thân mình.
+ Bên ngoài: Là xác hàng thịt với những nhu cầu phàm tục như thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, muốn thoả mãn những dục vọng tầm thường. Trương Ba trở thành kẻ vụng về, thô lỗ bị mọi người xa lánh.
+ Mối quan hệ giữa hồn và xác thực chất là mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, thanh cao và trần tục, phần con và phẩn người.
+ Kết quả: Trương Ba dù khao khát sống nhưng đã phải tìm đến cái chết để bảo vệ những giá trị tốt đẹp của bản thân. Cái chết ấy khiến người đọc xót xa, thương cảm bởi nó làm sáng lên phẩm chất của nhân vật: Thanh cao, trung thực, không ngừng đấu tranh với phần, dung tục tầm thường để bảo toàn nhân cách.
3. Về nghệ thuật: Tạo dựng xung đột kịch hấp dẫn, khắc hoạ tâm lý nhân vật sinh động, ngôn ngữ đa thanh…
c) Kết bài
Tấn bi kịch của hồn Trương Ba đã thể hiện sâu sắc chủ để tác phẩm: Được sống là người quý giá thật, nhưng sống là chính mình, hài hoà thể xác và linh hồn còn quý giá hơn; cần đấu tranh với sự dung tục tầm thường để hoàn thiện nhân cách cao đẹp. (0,5 điểm)
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 14 tại đây.