Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn 9

Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn 9

Hướng dẫn

Cảm nhận về bài thơ Sang thu

Đề bài: Cảm nhận về bài thợ Sang thu của Hữu Thỉnh.

1. Yêu cầu

– Viết bài nghị luận về một bài thơ.

– Vấn đề cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

– Phân tích cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nội dung và hình thức các khổ thơ.

– Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm nổi rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.

2. Gơi ý

– Đọc kĩ cả bài thơ.

– Tham khảo các bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình về bài thơ, kể cả một số bài viết trong Những bài làm uăn chọn lọc lớp 9 (sđd).

– Những cảm nhận mùa thu thể hiện qua các giác quan nào? Sự tinh tế và mới lạ trong cách cảm nhận và thể hiện là gì?

– Khổ thơ thứ hai đã mở rộng không gian và đối tượng như thế nào?

– Khổ thơ thứ ba chiêm nghiệm về mùa thu ra sao? Mối Hên quan của khổ thơ này với hai khổ trên?

– Sự sang thu của thiên nhiên và sang thu của hồn người có chung nhau và khác nhau điều gì?

– Kết hợp nghị luận với biểu cảm.

3. Lâp dàn ý (dàn ý sơ lược)

a. Mở bài: Thơ về mùa thu và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

b. Thân bài

– Cảm nhận mùa thu của tác giả ở khổ đầu.

  • Phân tích vai trò các giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác).
  • Vẻ đẹp của các từ ngữ hương ổi, phả, gió se, chùng chình, hình như.

– Khổ thơ thứ hai

  • Không gian được mở rộng như thế nào?
  • Vẻ đẹp của hình ảnh dòng sông, đàn chim, đám mâỵ vắt nửa mình.

– Khổ thơ thứ ba

  • Chiêm nghiệm về mùa thu.
  • Mức độ của nắng, của mưa, của sấm.
  • Mối quan hệ giữa thiên nhiên và hồn người.

– Thành công của tác giả viết về mùa thu thiêrì nhiên ở thời khắc giao mùa.

c. Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: mùa thu của đất trời và mùa thu trong hồn người.

4. Bài làm minh hoạ

Không biết tự bao giờ thu đã thành bến đợi của nhiều thi sĩ. Người ta yêu thu bởi cái dịu dàng, nhẹ nhàng mà thanh thoát. Thu đã gieo tình cho mỗi tâm hồn thi sĩ và dệt vần nên những bài thơ. Cái duyên tình thu ấy đã dệt nên vẻ đẹp tinh xảo trong Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu nổi tiếng ; lắng sâu trong thơ Tản Đà với Cảm thu và Tiễn thu ; lại còn nồng nàn trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,… Nhưng thu trong Sang thu của Hữu Thỉnh thật đặc biệt. Nó không hẳn là một bài thơ về mùa thu, mà là tiếng thầm thì của khoảnh khắc giữa hạ chuyển sang thu, cái khoảnh khắc sầu lắng một cách thật đáng yêu và cũng đáng nhớ.

Ngay từ khổ đầu, bốn câu thơ như gợi dậy ở ta một tình cảm sâu thẳm như rất thân quèn, hay như đã lâu mới gặp lại:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của em về nội dung câu truyện ” Chiếc bình nứt”

Từ “bỗng” mở đầu bài thơ đã thông báo về sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian. Nhân vật trữ tình bỗng cảm nhận thấy nhiều điều ở trong ấy. Đó là cảm nhận bằng khứu giác hương thơm của ổi. Hương vị ấy không thoang thoảng, không bay bổng nữa mà nó đậm đặc, ngào ngạt thành từng luồng “phả vào trong gió se”, nó hoà quyện vào vởi tiết thu, với gió thu nhẹ nhàng, phảng phất đâu đây! Đó là cảm nhận bằng xúc giác qua cơn gió thu – thứ gió khô, lạnh và lại dịu dàng mà không mùa nào có được. Hương ổi gắn liền với bao kỉ niệm củà thời thơ ấu, là mùi vị quê hương đã thấm đẫm vào tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về là nó lại trở thành tác nhân gợi hứng để gợi nhớ thương.

Sự cảm nhận bằng thị giác của nhà thơ cũng được thể hiện rất rõ. Đó là hình ảnh màn sương giăng trước ngõ vào lúc lập thu với tiết trời mát mẻ. Sáng sớm và chiều tối thường có sương. Vì vậy, sương cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết mùa thu. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ“ như để nhắc nhở lòng người đang mong đợi rằng mùa thu đã tới. Từ láy gợi hình “chùng chình” là một sáng tạo của riêng Hữu Thỉnh, nó gợi cảm giác sương như đang ngưng lại mịt mù hơi nước mà chưa kịp lan toả vào không gian. Hình như sương còn đang lưu luyến chưa muốn rời xa cảnh vật, còn đang say suầ ngắm nhìn hai mùa đằm thắm, giao hoà với nhau.

Như vậy, qua tất cả các giác quan, dấu hiệu mùa thu đã rất rõ. Nó không nhất thiết cứ phải như thơ cổ xưa đã tả:

Ngô đồng nhất diệp lạc Thiên hạ cộng tri thu.

(Một lá ngô đồng rụng Thiên hạ biết thu sang.)

Hay phảng phất nỗi sầu vương vấn như Xuân Diệu:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

mà là một sự tinh tế, cụ thể ; nó hiện hữu trong không gian ngõ hẹp, đang xích lại gần, đang cố đánh thức hồn người. Vậy tại sao nhân vật trữ tình ở đây lại đầy lưỡng lự, chưa đủ “tự tin” để tiếp nhận mùa thu qua cách nói lấp lửng “Hình như thu đã về?”. “Hình như” sao mà lại vô tình, dửng dưng quá vậy! Một sự mâu thuẫn đầy dụng ý. Nó đã làm tăng thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, rất đúng với tâm trạng nhân vật trữ tình trước khung cảnh mùa thu đã hiện hữu trước mắt. “Bỗng nhận ra… ”, đó đã là một sự khẳng định, thừa nhận một cách khách quan, vậy mà ở cuối khổ thơ thi nhân lại nói “hình như” – tạo ra một sự hẫng hụt vô cùng. Một tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng mà cũng phong phú đến lạ kì. Đó là đang muốn “cố tình” lảng tránh khi chẳng dám đối diện với mùa thu – với chính mình, lại vừa sung sướng khi cảm nhận thấy thu càng ngày càng hiện hữu trước mắt. Phải chăng một không gian hạ nắng vẫn đang tràn ngập cả tâm tư nhân vật, hay là chính nhân vật đã biết rõ rằng mùa thu đã đến gần và cả một sự sung sướng, hạnh phúc đang trào dâng trong lòng nhưng vẫn còn dè dặt, e ngại, chưa dám tiếp nhận? Rồi không gian mùa thu không chỉ là “ngõ” nữa mà là cả một trời thu:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Con chó Bấc

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Không gian mùa thu mở rộng dần, ngày càng đậm nét hơn qua hình ảnh “sông… dềnh dàng”, “chim… vội vã” – những hình ảnh rất chân thật về thiên nhiên mùa thu. Nhân vật trữ tình đã cảm nhận mùa thu bằng tất cả tâm hồn và con người của mình. Từ làn sương vấn vít trong những rặng cây, luỹ tre dọc theo lối ngõ cho đến dòng sông đã qua mùa lũ, giờ đây đều nhẹ nhàng, thanh thản trôi xuôi. Trên nền trời mùa thu trong xanh, những cánh chim dường như cũng vội vã hơn.

Cả một trời thu mênh mang hiện ra trước mắt, vậy mà “đám mây mùa hạ” mới chỉ “vắt nửa mình” sang thôi. Chưa bước hẳn sang thu nhưng cũng đã là một cách thừa nhận, dù không dứt khoát. Đây là hình ảnh thật độc đáo miêu tả cảnh mùa hạ chưa qua hẳn nhưng mùa thu đã tới. Âm điệu câu thơ như bị bỏ dở, lỡ làng chứ không hoàn chỉnh như những lời thơ trên. Rõ ràng chỗ đứng của thiên nhiên vẫn đang là ở mùa hạ. Động từ “vắt” tạo ra một thế di chuyển vô cùng mềm mại, nhẹ nhàng của thời gian. Ấn tượng về mùa hạ vẫn còn đọng lại nhưng nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng, êm mát của mùa thu đã lan nhẹ vào hương hoa trái, sông nước, mây trời từ lúc nào chẳng rõ. Cái thời khắc giao mùa từ hạ sang thu sao mà vẫn còn dùng dằng, khiên cưỡng quá! Hình như vẫn không bước nổi “sang thu”.

Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa ào ạt cũng thưa dần:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa.

Nếu như ở hai khổ thơ đầu, dấu hiệu mùa thu đã quá rõ ràng qua không gian, thời gian thì ở khổ thơ cuối dấu hiệu mùa hạ vẫn còn vì những “nắng”, “mưa” vẫn tồn tại đấy. Chỉ khác là chúng dịu bớt đi mà thôi. Cảm xúc của nhân vật trữ tình đã được khắc hoạ rất thành công bằng những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: chợt, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình,…

Cả bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của trời đất lúc vào thu được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim nghệ sĩ. Chính điều đó khiến cho mỗi từ ngữ, hình ảnh đều phập phồng sự sống. Ba khổ thơ, mười hai câu thơ, câu nào cũng đẹp, cũng hay nhưng nét riêng của thời điểm giao mùa giữa hạ – thu được Hữu Thỉnh tập trung thể hiện ở hai câu cuối bài thơ:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu này có nhiều lớp nghĩa khác nhau. Tầng nghĩa thứ nhất tả thực hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong cơn mưa mùa hạ. Lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và bất ngờ của những cơn muồ dông mùa hạ đã bớt đi, hàng cây không còn bị giật mình và run rẩy vì tiếng sấm. Tầng nghĩa thứ hai hàm ngôn thông qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ nghệ thuật. “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời ; “hàng cây đứng tuổi” ngụ ý chỉ con người đã trưởng thành về mặt tuổi tác, trải nghiệm nhiều trong đường đời. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự rằng mượn hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên để ông gửi gắm suy nghĩ, tâm tư của mình. Khi con người đã từng trải thì bản lĩnh càng vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời. Đó chính là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn dù đã “sang thu” vẫn còn rạo rực và nồng nàn hạ nắng.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề Rừng vàng biển bạc

Câu tứ bài thơ thật tự nhiên và hợp lí. Từ chỗ dè dặt, e ngại, đôi lúc muốn lảng tránh, chưa thật dứt khoát đến chấp nhận hoàn toàn rằng mùa thu đã về, đến lúc nhà thơ giúp chúng ta như nhìn thấy mùa thu, nghe thấy mùa thu, thậm chí có cả mùi hương thơm của hoa trái mùa thu ôm ấp quanh ta. Bằng cảm nhận tinh tế và dùng từ tự nhiên, chân thật của các phép ẩn dụ, nhân hoá tài tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ chính là sự cưỡng lại, níu kéo thời gian, một sự dùng dằng khó tả của một tâm hồn không hề muốn già đi theo năm tháng.

(Nguyễn Hoàng Lan, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Bài viết tốt, giàu cảm xúc, có những nhận xét tinh tế, chính xác về vẻ đẹp của cả ba khổ thơ trong một chỉnh thể làm nên vẻ đẹp của bài thơ. Nhận xét sau chứng tỏ người viết có suy nghĩ độc lập và phát hiện: Không biết tự bao giờ thu đã thành bến đợi của nhiều thi sĩ. Người ta yèu thu bởi cái dịu dàng, nhẹ nhàng mà thanh thoát. Thu đã gieo tình cho mỗi tâm hồn thi sĩ và dệt nên những bài thơ. Cái duyên tình thu ấy đã dệt nên vẻ đẹp tinh xảo trong Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu nổi tiếng ; lắng sâu trong thơ Tản Đà với “Cảm thu” và “Tiễn thu” ; lai còn nồng nàn trong “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu… Nhưng thu trong “Sang thu” của Hữu Thỉnh thật đặc biệt. Nó không hẳn là một bài thơ về mùa thu, mà là tiếng thầm thì của khoảnh khắc giữa hạ chuyển sang thu, cái khoảnh khắc sâu lắng một cách thật đáng yêu và cũng đáng nhớ.

Việc liên hệ thơ cổ Trung Quốc và thơ Xuân Diệu một cách tự nhiên, hợp lí để làm rõ nét riêng, nét độc đáo trong thơ Hữu Thỉnh cũng đáng khen.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *