Đề 20 – Giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh(Huế) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 20 – Giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh(Huế) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Đề 20 – Giới thiệu về Huế

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

– Trước hết, em cần chọn cho mình một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích ở quê hương em cụ thể (Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Huế, các Chùa nổi tiếng (chùa Hương, chùa Một Cột…) miễn là danh lam thắng cảnh hoặc một di tích ở quê hương có sự gần gũi, em có nhiều tình cảm về nó và có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau đây:

+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nên danh lam đó?

+ Kết cấu, kiến trúc cùa danh lam thấng cảnh đó bao gồm những điều gì? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)

+ Có thể kể một vài câu chuyện lịch sử ngắn, một vị anh hùng dân tộc gắn liền với danh lam thắng cảnh đó?

+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của địa danh đó?

+ Nhà nước, địa phương đã có những biện pháp nào để trùng tu, tôn tạo và phát triển nó?

+ Cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Huế được liệt vào một trong những di sản văn hóa thế giới bởi vì Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính và có nhiều công trình kiến trúc độc đáo.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Huế nằm ở miền Trung của đất nước, phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn và phía Đông nhìn ra biển Đông. Huế cách Hà Nội 660 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1080 km. Huế là do từ “Hóa” trong từ “Thuận Hóa” đọc chệch đi.

2. Đặc điểm

Đến với Huế, du khách có rất nhiều địa điểm để tham quan: Đầu tiên, du khách có thể đến thăm kinh thành Huế.

Nơi đây gồm 3 vòng thành từ ngoài vào trong đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành có điện cần Chánh là nơi vua làm việc và điện Càng Thành là nơi vua ở.

Kinh Thành Huế có kiến trúc kết hợp nghệ thuật Đông Tây và còn được gọi là thành phố, thành luỹ ngôi sao.

Có thể nói, kiến trúc cung đình nhà Nguyễn tuân theo mọi quy luật phong thuỷ: sông núi, ao hồ, khe suối.

Xem thêm:  Đề 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ – Bài văn chọn lọc lớp 9

Lăng Gia Long được xây dựng trên một khu đất bao gồm 42 đồi núi lớn nhỏ. Ở đây là nơi chọn cất vua Gia Long cùng các cung tần mĩ nữ và những bà chị của vua.

Lăng Minh Mạng được xây dựng trước khi ông mất một năm. Lăng có vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn của vùng núi cẩm Khê bên tả ngạn sông Hương cách Huế 12km.

Lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Vạn Niên. Lăng toạ lạc trong một thung lũng và là một trong những công trình đẹp nhất trong kiến trúc cung đình Huế.

Huế cũng là nơi đạo Phật rất thịnh hành và có rất nhiều chùa chiền và nối tiếng nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa nằm ở đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương.

Chùa có một tháp bát giác, bảy tầng cao 21m. Mỗi tầng thờ một đức Như Lai.

Núi Ngự và sông Hương như là linh hồn của Huế.

Con sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Son hùng vĩ lặng lẽ trôi qua núi rừng rồi âm thầm chảy về sông Hương đi qua nơi an giấc nghìn thu của các vua nhà Nguyễn.

Cùng với sông Hương, núi Ngự cũng là một nét đặc trưng của Huế.

Ngọn núi hình thang cao 105m. Dáng núi uy nghi như một con đại bàng đang vỗ cánh nên người ta còn gọi là Bằng Sơn. Sau này vua Gia Long mới đổi lại là Ngự Bình.

III. KẾT BÀI

Nhắc đến Huế, chúng ta thường nghĩ ngay đến sự mộng mơ và kiều diễm.

Người ta yêu Huế bởi vì Huế quá dịu dàng, ngay cả ánh nắng cũng dè dặt. Nhất là những chiều mưa ở Huế rất đượm buồn, gợi cảm giác nhớ thương.

BÀI VĂN THAM KHẢO

“Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về sông Hương”

(Trích bài hát “Ai ra xứ Huế”- Duy Khánh)

Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam. Nếu đem Huế so sánh với các thủ đô trên thế giới thì Huế quá nhỏ bé, nhưng Huế vẫn được liệt vào một trong những di sản văn hoá thế giới bởi vì Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính và có nhiều công trình kiến trúc độc đáo.

Huế nằm ở miền Trung của đất nước, phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn và phía Đông nhìn ra biển Đông. Huế cách Hà Nội 660 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1080 km. Huế là do từ “Hoá” trong từ “Thuận Hoá” đọc chệch đi. Đầu thế kỉ XIV, Thuận Hoá trở thành một vùng dân cư trù phú. Phú Xuân, tên một làng của Thuận Hoá, được các vua Nguyễn chọn làm kinh đô. Cách đây 80 năm, một du khách người phương Tây đã bảo rằng Huế là một khu du lịch có kinh thành, lăng tẩm thu hút khách du lịch. Đến với Huế, du khách có rất nhiều địa điểm để tham quan: Đầu tiên, du khách có thể đến thăm kinh thành Huế. Nơi đây gồm 3 vòng thành từ ngoài vào trong đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử cấm Thành. Tử Cấm Thành có điện cần Chánh là nơi vua làm việc và điện Càng Thành là nơi vua ở. Kinh Thành Huế có kiến trúc kết hợp nghệ thuật Đông Tây và còn được gọi là thành phố, thành luỹ ngôi sao. Nếu đã đến thăm nơi ở và làm việc của các vua Nguyễn thì du khách rất nóng lòng đến thăm các lăng tẩm của các vị vua. Có thể nói, kiến trúc cung đinh nhà Nguyễn tuân theo mọi quy luật phong thuỷ: sông núi, ao hồ, khe suối. Vì vậy, mỗi lăng tẩm vừa là di tích lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật cao như: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định…Lăng Gia Long được xây dựng trên một khu đất bao gồm 42 đồi núi lớn nhỏ. Ở đây là nơi chọn cất vua Gia Long cùng các cung tần mĩ nữ và những bà chị của vua. Lăng Minh Mạng được xây dựng trước khi ông mất một năm. Lăng có vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn của vùng núi Cẩm Khê bên tả ngạn sông Hương cách Huế 12km. Lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Vạn Niên. Lăng toạ lạc trong một thung lũng và là một trong nhũng công trình đẹp nhất trong kiến trúc cung đình Huế.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Huế cũng là nơi đạo Phật rất thịnh hành và có rất nhiều chùa chiền và nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa nằm ở đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương. Chùa có một tháp bát giác, bảy tầng cao 21m. Mỗi tầng thờ một đức Như Lai. Cứ chiều chiều, khi tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang lên như mang lại sự an lành hạnh phúc cho người dân xứ Huế.

Đến với Huế mà không thăm sông Hương và núi Ngự thì thật là đáng tiếc. Núi Ngự và sông Hương như là linh hồn của Huế. Con sông Hương bắt ngồn từ dãy 116 Trường Sơn hùng vĩ lặng lẽ trôi qua núi rừng rồi âm thầm chảy về sông Hương đi qua nơi an giấc nghìn thu của các vua nhà Nguyễn. Cùng với sông Hương, núi Ngự cũng là một nét đặc trưng của Huế. Ngọn núi hình thang cao 105m. Dáng núi uy nghi như một con đại bàng đang vỗ cánh nên người ta còn gọi là Bằng Sơn. Sau này vua Gia Long mới đổi lại là Ngự Bình. Đứng trên núi nhìn xuống chúng ta có thể thấy toàn cảnh: ao hồ, sông, suối, kinh thành,… và xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp và biển Đông xanh ngắt một màu.

Ở đây, người ta còn yêu thích bởi những sản phẩm đặc biệt của Huế. Huế là thành phố của vườn hoa, cây cảnh, vườn cây ăn quả tươi mát và những chiếc nón lá càng tô điểm vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao của những cô gái Huế. Chính vì vậy, trước khi rời Huế, ai cũng mua một chiếc nón bài thơ để làm kỉ niệm.

Xem thêm:  Đề 9 – Kể lại một lần em được tham quan học tập hướng nghiệp cùng với lớp – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đã bao lần du khách đến với Huế, lúc thì vội vàng, lúc thì thong dong nhưng Huế đã để lại trong lòng du khách một tình cảm như một cố nhân. Người ta yêu Huế bởi vì Huế quá dịu dàng, ngay cả ánh nắng cũng dè dặt. Nhất là những chiều mưa ở Huế rất là đượm buồn gợi cảm giác nhớ thương. Vì thế có một nhạc sĩ viết hết sức là trữ tình:

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ.

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt.

Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…”

(Trích bài hát “Huế tình yêu của tôi”– Trương Tuyết Mai)

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 21 – Giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh(Văn Miếu – Quốc Tử Giám) tại đây.

Tags:Đề 20 · Huế · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *