Đề 77: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 77: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Phân tích nhân vật ông Hai

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả: Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

– Trong tác phẩm Làng, nhân vật ông Hai nổi bật lên với những phẩm chất đáng quý của một người nông dân yêu làng yêu nước.

II. THÂN BÀI

Tóm tắt:Ông Hai là một nông dân ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình với một tình cảm rất sâu sắc. Ông luôn hào hứng khi nói về tất cả những gì liên quan đến cái làng Chợ Dầu. Và một ngày, ông nghe tin làng theo giặc, ông đau đớn, tủi hổ không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi nhà mà chỉ tâm sự với đứa con nhỏ trong nhà về một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và Bác Hồ. Sau đó, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, hân hoan đi khắp nơi khoe về điều đó mặc dù nhà ông đã bị Tây đốt.

a. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

– Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết. Tự hào về làng yà hay khoe về nó => Yêu làng

– Từ chỗ ông Hai đang vui vẻ, phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta thắng giặc trên tờ báo của phòng thông tin thì ông hay tin làng của ông theo giặc “Cô ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được”.

– Để rồi ông Hai rơi vào trạng thái đau đớn, tủi hổ ngày càng nặng nề. Sau khi nghe tin ông tìm cách lảng ra về, cố ra vẻ bình thản để che giấu tâm trạng, nỗi tủi hổ khiến ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, tai còn nghe văng vẳng tiếng chửi theo “…giống Việt gian bán nước”.

– Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn đàn con mà tủi, “…nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội quê hương, đất nước.

Xem thêm:  Đề 3: Phân tích bức tranh mùa xuân trong bốn câu thơ của Nguyễn Du – Bài văn chọn lọc lớp 9

– Cái tin làng theo giặc cứ ám ảnh bám riết, khiến tâm tư ông nặng nề, day dứt, đau khổ. Suốt mấy ngày, ông chẳng dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà. Ông mặc cảm, thu mình trong nỗi đau xót, tủi hổ, trằn trọc không ngủ được, không muốn nói năng gì.

– Ông Hai có một cuộc xung đột nội tâm dữ dội: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” => Yêu nước.

– Ông Hai tâm sự cùng với đứa con nhỏ thể hiện tấm lòng bền chặt, sâu sắc gắn bó giũa ông với quê hương, đất nước, với kháng chiến và cụ Hồ. Nói với con, nhưng thực chất ông nói với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan. Lời tâm sự như một lời thề, khẳng định sắt đá tình yêu làng, yêu nước sâu nặng, bền vững của ông Hai.

b. Tâm trạng vui sướng, tự hào khi ông Hai nhận được tin cải chính về làng

– Khi có tin đính chính làng ông không theo giặc “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”, niềm vui trở lại trên gương mặt ông: khăn áo lại chỉnh tề, mặt tươi rạng rỡ, miệng lẻm bèm nhai trầu, mắt hấp háy, nói bô bô, khao con ăn bánh rán đường,…

– Ông hoan hỉchạy sang nhà bác Thứ khoe với Bác và tất cả mọi người tin vui “Tây nó đốt nhà tôi rồi Dác ạ. Đốt nhẵn!”. Đó là minh chứng hùng hồn cho việc làng ông không theo giặc, trung thành với kháng chiến, với cách mạng.

– Ông nhắc đi nhắc lại “Tây nó đốt nhà tôi rồi Bác ạ. Đốt nhẵn! ”

c. Nghệ thuật đặc sắc

– Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

– Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.

– Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

III. KẾT BÀI

– Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến cùa ngưòi nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

– Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Tác giả Kim Lân sinh năm 1920, mất năm 2007. Quê ông ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn thời hiện đại. Các tác phẩm của ông hầu hết kể về thời kháng chiến chống thực dân Pháp, nạn đói v.v… Văn bản “Làng” trong Ngữ Văn 9 là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong truyện, tác giả Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng có lẽ biện pháp hay nhất chính là miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Ông Hai là một nông dân ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình với một tình cảm rất sâu sắc. Ông luôn hào hứng khi nói tất cả những gì liên quan đến cái làng Chợ Dầu. Và một ngày, ông nghe tin làng theo giặc, ông đau đớn, tủi hổ không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi nhà mà chỉ tâm sự với đứa con nhỏ trong nhà về một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và Bác Hồ. Sau đó, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, hân hoan đi khắp nơi khoe về điều đó mặc dù nhà ông đã bị Tây đốt. Trong câu chuyện, Kim Lân đã tạo nên một tình huống éo le làm bộc lộ rõ tâm trạng của ông Hai. Đọc bài “Làng” thì hẳn ai cũng biết ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Vậy mà trong lúc đi dạo ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ những người tản cư từ dưới làng lên. Đó là tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến ông hết sức đau khổ, đau xót.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế và sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, cử chỉ, ý nghĩa của nhân vật ông Hai. Hay hơn nữa là nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai không phải trong một khắc, một đoạn mà là cả một quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng.

Nỗi bất hạnh lớn đổ xuống đầu ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông sững sờ, choáng váng: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân…” Lúc về đến nhà, ông nằm trên giường, nửa tin nửa ngờ: “Chả lẽ ở làng lại đốn đến thế chăng?”. Ông không dám ló mặt ra ngoài, suốt ngày chỉ ở trong nhà mà thôi. Hễ nghe thấy hai từ “Việt gian” là ông lại tự nhủ: “Thôi lại chuyện đấy rồi” Khi mụ chủ nhà biết chuyện làng chợ Dầu theo giặc thì lại có ý đuổi khéo gia đình ông đi. Ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn: “Biết đi đâu bây giờ. biết ở đâu có bố con ông mà đi bây giờ?”. Ông đã có ý nghĩ trở về làng nhưng ngay lập tức ông gạt phăng cái ý nghĩ ấy đi.

Xem thêm:  Đề 67: Cảm nhận về hình ảnh “sóng” trong hai khổ thơ bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

– Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống vô lệ.

Chính vì vậy ông đã không còn cách nào khác ngoài tâm sự cùng đứa con út bé bỏng.

– Nhà ta ở đâu?

– Ở làng Chợ Dầu

– Con ủng hộ ai?

– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Ôi yêu làng, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé bỏng của con tình cảm đối với làng, đối với kháng chiến, với Cụ Hồ. Đó cũng chính là tấm lòng yêu nước chung thuỷ với cách mạng của ông.

Khi tin đồn đưọc cải chính, thái độ buồn thiu thường ngày của ông biến mất hẳn, ông rạng rỡ hẳn lên. Ông vội vàng chia quà cho các con, chạy khắp nơi để khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch… làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian. Láo! Toàn là sai cả!” Ở đây, nhà văn Kim Lân đã để cho nhân vật cùa mình cứ hả hê sung sướng trước cái sự lẽ ra phải đau khổ, tác giả đã rất hiểu cái tâm lí thông thường của con người rất tinh tế.

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân có một nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng nhân vật hết sức đặc sắc. Truyện đã ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của những con người Việt Nam trong kháng chiến. Tâm trạng của ông Hai cũng là tâm trạng cùa biết bao người nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Vừa gợi sự thân thuộc vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, để lại cho người đọc những cảm xúc khó quên.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 78:: Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê tại đây.

Tags:Đề 77 · Kim Lân · Làng · Ông Hai

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *